'Mì bẩn' Indonesia thu hút vì tốt cho sức khỏe

Món 'mì bẩn' được làm từ sắn ở vùng Yogyakarta trở nên nổi tiếng thế giới nhờ cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, tuy nhiên việc tăng sản lượng là điều không dễ.

 Được bao bọc bởi 4 bức tường phong hóa, thời gian dường như ngưng đọng tại nhà máy sản xuất mì hơn 80 năm tuổi ở miền Nam Java (Indonesia). Đây là nơi sản xuất mie lethek - món "mì bẩn" có nguồn gốc từ vùng Yogyakarta.

Được bao bọc bởi 4 bức tường phong hóa, thời gian dường như ngưng đọng tại nhà máy sản xuất mì hơn 80 năm tuổi ở miền Nam Java (Indonesia). Đây là nơi sản xuất mie lethek - món "mì bẩn" có nguồn gốc từ vùng Yogyakarta.

 Ở góc nhà, một người đàn ông dắt con bò đi học theo một đường tròn. Trên vai con bò là chiếc xà gỗ nối với khối bê tông khoảng một tấn đang chầm chậm quay theo từng bước chân giúp nghiền nát sắn khô thành bột.

Ở góc nhà, một người đàn ông dắt con bò đi học theo một đường tròn. Trên vai con bò là chiếc xà gỗ nối với khối bê tông khoảng một tấn đang chầm chậm quay theo từng bước chân giúp nghiền nát sắn khô thành bột.

 Hiện có khoảng 20 công nhân trong những nhà máy ở quận Bantul, tỉnh Yogyakarta vẫn tiếp tục sử dụng các kỹ thuật sản xuất mì đã tồn tại hàng nghìn năm. Dấu hiệu duy nhất của sự hiện đại tại đây là máy ép thủy lực giúp biến những cục bột thành sợi mì. Yasir Feri Ismatrada (49 tuổi) - chủ nhà máy - cho biết những chiếc máy hiện đại này an toàn hơn so với máy ép thủ công được dùng trước đây.

Hiện có khoảng 20 công nhân trong những nhà máy ở quận Bantul, tỉnh Yogyakarta vẫn tiếp tục sử dụng các kỹ thuật sản xuất mì đã tồn tại hàng nghìn năm. Dấu hiệu duy nhất của sự hiện đại tại đây là máy ép thủy lực giúp biến những cục bột thành sợi mì. Yasir Feri Ismatrada (49 tuổi) - chủ nhà máy - cho biết những chiếc máy hiện đại này an toàn hơn so với máy ép thủ công được dùng trước đây.

 Trước khi máy ép cũ ngừng hoạt động, công nhân phải nhảy lên và giữ chặt cần gạt bằng gỗ của nó, dùng trọng lượng của họ để nén bột bên trong. Khi cần gạt trơn trượt, công nhân thường xuyên bị ngã, bong gân mắt cá chân hoặc đập đầu xuống nền nhà.

Trước khi máy ép cũ ngừng hoạt động, công nhân phải nhảy lên và giữ chặt cần gạt bằng gỗ của nó, dùng trọng lượng của họ để nén bột bên trong. Khi cần gạt trơn trượt, công nhân thường xuyên bị ngã, bong gân mắt cá chân hoặc đập đầu xuống nền nhà.

 Món mì sẵn có tên là "mie lethek", có nghĩa đen là "mì bẩn" vì chúng có màu nâu xỉn. So với các loại mì khác, mie lethek dai hơn và có vị mặn hơn. Mặc dù có lịch sử phong phú thế nhưng "mì bẩn" gần như đã biến mất khỏi nền ẩm thực của Yogyakarta khi mì ăn liền ngày càng trở nên phổ biến từ những năm 1970.

Món mì sẵn có tên là "mie lethek", có nghĩa đen là "mì bẩn" vì chúng có màu nâu xỉn. So với các loại mì khác, mie lethek dai hơn và có vị mặn hơn. Mặc dù có lịch sử phong phú thế nhưng "mì bẩn" gần như đã biến mất khỏi nền ẩm thực của Yogyakarta khi mì ăn liền ngày càng trở nên phổ biến từ những năm 1970.

 Nhà máy Mie Garuda của ông Yasir nằm trong số những nhà máy phải đóng cửa cho đến khi mie lethek hồi sinh vào đầu những năm 2000. Hiện đây là một trong 2 nhà máy sản xuất mie lethek duy nhất ở Indonesia vẫn còn sử dụng các phương pháp và kỹ thuật truyền thống.

Nhà máy Mie Garuda của ông Yasir nằm trong số những nhà máy phải đóng cửa cho đến khi mie lethek hồi sinh vào đầu những năm 2000. Hiện đây là một trong 2 nhà máy sản xuất mie lethek duy nhất ở Indonesia vẫn còn sử dụng các phương pháp và kỹ thuật truyền thống.

 Ông nội của Yasir, Umar Bisri Nahdi, được cho là người sáng tạo ra mie lethek từ những năm 1930-1940. Chẳng lâu sau, mie lethek đã trở thành món ăn chủ yếu trong những bữa ăn của các gia đình ở Bantul. Những người bán hàng ven đường đã bắt đầu bán chúng.

Ông nội của Yasir, Umar Bisri Nahdi, được cho là người sáng tạo ra mie lethek từ những năm 1930-1940. Chẳng lâu sau, mie lethek đã trở thành món ăn chủ yếu trong những bữa ăn của các gia đình ở Bantul. Những người bán hàng ven đường đã bắt đầu bán chúng.

 Năm 1982, sự xuất hiện của mì ăn liền giá rẻ đã khiến mie lethek không thể cạnh tranh được, xưởng mì của gia đình ông Yasir đã phải đóng cửa. Hai thập kỉ sau, vận mệnh của "mì bẩn" đã được thay đổi khi thực khách bắt đầu lo ngại về vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm. "Mì của chúng tôi hoàn toàn hữu cơ, sắn không chứa thuốc trừ sâu. Chúng tôi không sử dụng chất bảo quản hoặc chất phụ gia, quy trình sản xuất của chúng tôi rất truyền thống", Yasir nói.

Năm 1982, sự xuất hiện của mì ăn liền giá rẻ đã khiến mie lethek không thể cạnh tranh được, xưởng mì của gia đình ông Yasir đã phải đóng cửa. Hai thập kỉ sau, vận mệnh của "mì bẩn" đã được thay đổi khi thực khách bắt đầu lo ngại về vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm. "Mì của chúng tôi hoàn toàn hữu cơ, sắn không chứa thuốc trừ sâu. Chúng tôi không sử dụng chất bảo quản hoặc chất phụ gia, quy trình sản xuất của chúng tôi rất truyền thống", Yasir nói.

 Năm 2017, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama cùng gia đình thưởng thức món ăn này khi đến Indonesia đã tạo ra cú hích, thúc đẩy sự phát triển của món mì và giúp nó được nhiều người biết đến hơn. Mặc dù nhu cầu tăng cao nhưng 2 nhà máy mie lethek khó có thể tăng sản lượng. Ông Yasir cho biết: "Bởi vì hầu hết công đoạn được chúng tôi thực hiện theo cách thủ công nên quá trình sản xuất sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu của khách ngay cả khi nhà máy được vận hành 24/7".

Năm 2017, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama cùng gia đình thưởng thức món ăn này khi đến Indonesia đã tạo ra cú hích, thúc đẩy sự phát triển của món mì và giúp nó được nhiều người biết đến hơn. Mặc dù nhu cầu tăng cao nhưng 2 nhà máy mie lethek khó có thể tăng sản lượng. Ông Yasir cho biết: "Bởi vì hầu hết công đoạn được chúng tôi thực hiện theo cách thủ công nên quá trình sản xuất sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu của khách ngay cả khi nhà máy được vận hành 24/7".

 Mỗi tháng, nhà máy Mie Garuda của ông Yasir sản xuất khoảng 10 tấn mì sắn, con số này chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh. Yasir cho biết ông không có kế hoạch tăng sản lượng một phần vì ngày nay không có nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm. "Các phương pháp truyền thống 'khá tốn công sức' nhưng nếu chúng ta sử dụng máy móc, chẳng hạn như thay cối xay đá bằng cối xay kim loại thì hương vị sẽ khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi cố gắng giữ mọi thứ như hiện tại", Yasir chia sẻ.

Mỗi tháng, nhà máy Mie Garuda của ông Yasir sản xuất khoảng 10 tấn mì sắn, con số này chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh. Yasir cho biết ông không có kế hoạch tăng sản lượng một phần vì ngày nay không có nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm. "Các phương pháp truyền thống 'khá tốn công sức' nhưng nếu chúng ta sử dụng máy móc, chẳng hạn như thay cối xay đá bằng cối xay kim loại thì hương vị sẽ khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi cố gắng giữ mọi thứ như hiện tại", Yasir chia sẻ.

Hoàng Linh

Ảnh: Wisnu Agung Prasetyo/CNA

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/mi-ban-indonesia-thu-hut-vi-tot-cho-suc-khoe-post1483031.html