Đạo diễn Thanh Quỳnh tổ chức thành công đêm bán kết Tài năng sân khấu điện ảnh 2023

Cuộc thi Tài năng sân khấu điện ảnh đã tổ chức thành công đêm bán kết tại NVH sinh viên TP. Hồ Chí Minh. Đêm thi tài năng quy tụ 25 thí sinh có mặt thực...

Văn học trẻ Việt ra thế giới: Cơ hội còn... trên giấy

Vị thế của văn học trẻ Việt Nam và câu chuyện bước ra thế giới được bàn luận sôi nổi trong chương trình giao lưu với chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế, được tổ chức mới đây tại Trường ĐH KHXH và NV TPHCM.

'Nhiều người chọn đi hiến máu thay vì đi du xuân đầu năm'

Chiều 6/2, Lễ hội Xuân Hồng lần thứ 16 - sự kiện hiến máu lớn nhất vào mỗi dịp đầu xuân chính thức khai mạc tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, dự kiến tiếp nhận 8.000 đơn vị máu.

Gắn kết yếu tố truyền thống với hiện đại trong minh họa sách Tết

Theo họa sĩ Kim Duẩn, minh họa trong sách giống món ăn trên mâm cỗ ngày Tết. Ngoài thưởng thức nội dung, hình ảnh giúp độc giả thấy được nội dung mạch lạc, hấp dẫn hơn.

'Nhâm nhi' Tết Việt qua những trang ký ức văn thơ nhạc họa

Thú chơi sách Tết những năm gần đây trở lại vô cùng mạnh mẽ. Nếu những năm trước chủ đề chủ yếu xoay quanh đại dịch, thì năm nay nhiều chuyến du hành về lại quá khứ đã được gợi mở.

Đọc tập nghiên cứu, phê bình 'Văn nghệ xứ Thanh, đổi mới và tiếp cận' của tác giả Lê Xuân Soan: Phác thảo diện mạo văn học nghệ thuật xứ Thanh

Với kinh nghiệm hàng chục năm viết giáo trình, sách tham khảo cho các bậc phổ thông, nhà lý luận phê bình, nhà giáo Lê Xuân Soan (hội viên Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa) là một trong những cây viết bền bỉ, sung sức, kiến thức văn rộng, có xu hướng, có giọng điệu riêng. Qua mỗi trang viết 'Văn nghệ xứ Thanh, đổi mới và tiếp cận' (2022, NXB Thanh Hóa), người đọc cảm nhận rất rõ tâm huyết, sự nhẫn nại, tỉ mỉ, công phu của tác giả. Lê Xuân Soan như 'con ong cần mẫn', gom nhặt từng dữ liệu, sự kiện, tác giả - tác phẩm mà phác thảo nên diện mạo, đời sống phong phú, sôi động của VHNT Thanh Hóa.

Giao lưu văn học Việt - Hàn: Thêm một cánh cửa mở ra thế giới

Ngày 25/11 vừa qua, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Hàn Quốc và Câu lạc bộ văn học hòa bình Việt - Hàn đã tổ chức 'Hội thảo Văn học Việt - Hàn 2022: Những tác phẩm đã được giới thiệu giữa hai nước Việt - Hàn' nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.

Cứ gọi tôi là Mạc Can

Nghệ sĩ - nhà văn Mạc Can (tên thật là Lê Trung Cang) sinh năm 1945, quê ở Tiền Giang. Từ nhỏ đã lênh đênh theo gánh xiếc gia đình mưu sinh trên sông nước miền Tây Nam bộ. Rồi sau khi rời ghe thuyền, Mạc Can tham gia vào những đoàn làm phim. Ông tạo ấn tượng với khán giả bởi các vai diễn hồn hậu, dí dỏm và hào sảng trong 'Người đẹp Tây Đô', 'Xích lô, 'Đất phương Nam', 'Đất khách', 'Vó ngựa trời Nam', 'Áo lụa Hà Đông', 'Khi đàn ông có bầu'... Trong đó, vai bác Ba Phi ở phim 'Đất rừng phương Nam' (1997) của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn được nhiều người yêu thích. Sau đó, còn rất nhiều bộ phim truyền hình, tiểu phẩm hài, sân khấu kịch hài các đạo diễn cũng mời Mạc Can tham gia.

Ấn phẩm 'Viết và Đọc' chuyên đề Văn học Hàn Quốc

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tổ chức giới thiệu cuốn Viết và Đọc chuyên đề Văn học Hàn Quốc. Đây là ấn bản đặc biệt về văn học Hàn Quốc do các nhà văn, dịch giả, học giả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc chung tay thực hiện - một minh chứng nữa về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực văn học.