Mở mộ cổ 2.500 năm, giật mình thấy 7 bộ xương đỏ như máu

Khi khai quật di chỉ 'chấn động' này, các chuyên gia đã giật mình kinh hãi khi nhìn nhìn thấy 7 bộ xương trong lăng vẫn đỏ như máu sau 2.500 năm.

Kim Sa là di chỉ khảo cổ nằm ở quận Thanh Dương, Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cùng với Tam Tinh Đôi, địa điểm này là khám phá rất lớn trong thế kỷ 21, gây chấn động truyền thông Trung Quốc khi được phát hiện.

Kim Sa là di chỉ khảo cổ nằm ở quận Thanh Dương, Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cùng với Tam Tinh Đôi, địa điểm này là khám phá rất lớn trong thế kỷ 21, gây chấn động truyền thông Trung Quốc khi được phát hiện.

Đến năm 2016, di tích nhà Thương - Chu nằm ở khu vực phía tây của cung điện Kim Sa mới lần đầu được phát hiện. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 7 ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc, trong đó bao gồm quan tài và một lượng lớn di vật tùy táng như đồ đồng, đồ gốm, cối xay và những cái hố lớn dùng để thực hiện các lễ hiến tế.

Đến năm 2016, di tích nhà Thương - Chu nằm ở khu vực phía tây của cung điện Kim Sa mới lần đầu được phát hiện. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 7 ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc, trong đó bao gồm quan tài và một lượng lớn di vật tùy táng như đồ đồng, đồ gốm, cối xay và những cái hố lớn dùng để thực hiện các lễ hiến tế.

Nhưng thu hoạch lớn nhất là cụm ngôi mộ từ thời Chiến quốc. Các ngôi mộ có nhiều hình dạng và kiểu dáng khác nhau, có mộ đơn huyệt, 3 ngôi mộ hợp huyệt chôn chung, và hai cỗ quan tài.

Nhưng thu hoạch lớn nhất là cụm ngôi mộ từ thời Chiến quốc. Các ngôi mộ có nhiều hình dạng và kiểu dáng khác nhau, có mộ đơn huyệt, 3 ngôi mộ hợp huyệt chôn chung, và hai cỗ quan tài.

Thế nhưng điều kỳ bí hơn cả là xương của các thi thể vẫn còn giữ được màu đỏ như máu dù đã trải qua hơn 2.500 năm.

Thế nhưng điều kỳ bí hơn cả là xương của các thi thể vẫn còn giữ được màu đỏ như máu dù đã trải qua hơn 2.500 năm.

Sau khi thực hiện các kiểm tra, phân tích, các chuyên gia xác định 7 bộ hài cốt được bao phủ bởi một lớp chu sa dày đặc. Không chỉ những bộ xương này có màu đỏ, thậm chí khu vực đất xung quanh cũng bị nhuộm đỏ.

Sau khi thực hiện các kiểm tra, phân tích, các chuyên gia xác định 7 bộ hài cốt được bao phủ bởi một lớp chu sa dày đặc. Không chỉ những bộ xương này có màu đỏ, thậm chí khu vực đất xung quanh cũng bị nhuộm đỏ.

Với phát hiện này, các chuyên gia biết được người xưa từng sử dụng chu sa trong mai táng. Đây là điều chưa từng biết đến bởi trước đó, các nhà khoa học chỉ biết chu sa từng được người xưa dùng để làm nguyên liệu tạo màu.

Với phát hiện này, các chuyên gia biết được người xưa từng sử dụng chu sa trong mai táng. Đây là điều chưa từng biết đến bởi trước đó, các nhà khoa học chỉ biết chu sa từng được người xưa dùng để làm nguyên liệu tạo màu.

Cả chủ nhân ngôi mộ và người tuẫn táng đều được hưởng thụ "đãi ngộ" của chu sa, không phải vì chủ nhân ngôi mộ hào phóng mà theo tâm niệm của người cổ đại, họ luôn mơ ước được tái sinh, đối với huyết dịch vẫn luôn tồn tại sự tôn sùng.

Cả chủ nhân ngôi mộ và người tuẫn táng đều được hưởng thụ "đãi ngộ" của chu sa, không phải vì chủ nhân ngôi mộ hào phóng mà theo tâm niệm của người cổ đại, họ luôn mơ ước được tái sinh, đối với huyết dịch vẫn luôn tồn tại sự tôn sùng.

Máu có màu đỏ, chu sa cũng vậy mà màu đỏ tượng trưng cho máu. Vì thế việc phủ chu sa lên thi thể khi đã chết sẽ tạo cho họ một niềm hi vọng về sự trường tồn bất diệt.

Máu có màu đỏ, chu sa cũng vậy mà màu đỏ tượng trưng cho máu. Vì thế việc phủ chu sa lên thi thể khi đã chết sẽ tạo cho họ một niềm hi vọng về sự trường tồn bất diệt.

Trong nhiều ngôi mộ từng được khai quật tại đây, kích thước của bộ xương không cao, thể hiện tầm vóc thấp bé của người Thục xưa.

Trong nhiều ngôi mộ từng được khai quật tại đây, kích thước của bộ xương không cao, thể hiện tầm vóc thấp bé của người Thục xưa.

Tuy nhiên, trong cụm ngôi mộ này, xương cốt lại cao hơn hẳn, thậm chí bộ xương cao nhất lên tới 1,80 mét!

Tuy nhiên, trong cụm ngôi mộ này, xương cốt lại cao hơn hẳn, thậm chí bộ xương cao nhất lên tới 1,80 mét!

Điều này cho thấy người Thục cổ đại không hề thấp, mà độ tuổi trung bình của những người thi thể này là khoảng 50 tuổi, chứng tỏ chế độ dinh dưỡng lúc bấy giờ cũng được đảm bảo.

Điều này cho thấy người Thục cổ đại không hề thấp, mà độ tuổi trung bình của những người thi thể này là khoảng 50 tuổi, chứng tỏ chế độ dinh dưỡng lúc bấy giờ cũng được đảm bảo.

Lê Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/mo-mo-co-2500-nam-giat-minh-thay-7-bo-xuong-do-nhu-mau-1739832.html