Mở ra cơ hội hợp tác cho ngành Du lịch Ninh Bình

Hạ cánh xuống sân bay Cần Thơ, đón chúng tôi là xe du lịch Universe Luxuxy dưới 50 chỗ ngồi. Sự tiện nghi, sang trọng và an toàn của dòng xe này được giới nghiền du lịch vinh danh là 'chuyên cơ mặt đất' sẽ đưa đón chúng tôi - những người trong ngành Du lịch Ninh Bình suốt cả hành trình trải nghiệm vùng miệt vườn, miệt thứ trù phú của đồng bằng sông Cửu Long.

Đoàn đại biểu của Hiệp hội Du lịch Ninh Bình tham quan tỉnh Bạc Liêu.

Sự trù phú

“Du lịchĐồng bằng sông Cửu Long với cả nước” làchủ đề Hội chợ Du lịch Quốc tế Cần Thơ 2019 (VITM Cần Thơ 2019) - sự kiện dulịch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) vừa diễn ra. Trong khuôn khổ VITM Cần Thơ 2019, Hội thảo “Giới thiêụsản phẩm du lịch ĐBSCL”, đã có nhiều điều gợi mở giúp ĐBSCL và các vùng, miền,các quốc gia có những định hướng phát triển du lịch phù hợp trong thời giantới.

Theo đồngchí Trần Việt Phường, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, đây là miền đất rộng lớn của 13 tỉnh,thành có số dân gần 20 triệu người. Sự trù phú về tự nhiên của vùng đất chưađược đầu tư, đánh thức tiềm năng đúng mức để khai thác hiệu quả. Để hình thànhsản phẩm đặc thù và định vị cho du lịch ĐBSCL, cần sự chung tay của các địaphương, đặc biệt là những người làm du lịch.

Những gơịmở này không nằm ngoài ý tưởng và kế hoạch cho chuyến đi khám phá, trải nghiệmmà Hiệp hội Du lịch Ninh Bình đã dự định. Dành quỹ thời gian để đi được nhiêùkhu, điểm du lịch nơi đây. Tờ mờ sáng, khi mặt sông còn loang loáng ánh điệnphản chiếu từ hai bờ, hơn 40 thành viên của Hiệp hội Du lịch Ninh Bình đã xuốngbến Ninh Kiều theo dòng Cần Thơ đi chợ nổi Cái Răng.

Điểm khá chung ở nơi đâylà các dòng sông không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch, mà hằng năm, bôìlắng hàng trăm triệu tấn phù sa mầu mỡ làm giàu hơn cho miền đất này. Sông CầnThơ là một nhánh của sông Hậu, dài khoảng 16 km, rộng trên dưới 350 m đi quacác quận Ô Môn, Cái Răng, Ninh Kiều và huyện Phong Điền. Với lợi thế tự nhiênđó mà chợ nổi Cái Răng trở thành một trong những chợ nổi lớn nhất của vùng đồngbằng sông nước Cửu Long - điểm tham quan đặc sắc ở Cần Thơ.

Hành trìnhtrên sông đã cho Đoàn du lịch Ninh Bình đi từ bất ngờ này đến điều mới lạ khác.Và cả cách kể chuyện đầy lý thú của hướng dẫn viên khi thông tin về các mónhàng treo trên cây chèo bẻo nơi đầu ghe, những mẩu chuyện dí dỏm “không treovẫn bán”, “treo nhưng không bán” và “treo thứ này bán thứ kia”…

Đò máy chạychừng 30 phút trên sông Cần Thơ thì tới chợ nổi Cái Răng. Chợ chuyên trao đổi,mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống ở trên sôngnét văn hóa mua bán trên sông nước rất đặc trưng của người Nam bộ - điểm thamquan đặc sắc thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

Tạm biệtTây đô - thủ phủ vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, lên “chuyên cơ mặt đất”, Đoàn du lịch Ninh Bìnhtiếp tục hành trình xuôi dải đất Tây Nam đi tỉnh Sóc Trăng – vùng Kho Báu (theonghĩa tiếng Khơ-me). Tại đây, đoàn thamquan chùa Dơi - Ngôi chùa độc đáo thờ Phật dòng nam tông (hệ phái Phật giáonguyên thủy - tôn thờ một hình tượng Phật Thích Ca. Đây là nơi trú ngụ của hàngnghìn con dơi lớn, một điểm nổi tiếng hấp dẫn, thu hút du khách.

Buổi chiều Đoàn tiếp tục khởi hành đến tỉnhBạc Liêu và Cà Mau – là những địa phương kết nghĩa với tỉnh Ninh Bình (đầu năm1960). Tại đây, đoàn tới hàng loạt các địa danh nổi tiếng: Khu nhà Công tử BạcLiêu, Bảo tàng đờn ca tài tử, Khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu – tác giả bàiDạ Cổ hoài lang- người có công lớn trong công cuộc khai sáng nền dân ca tài tửcải lương Nam bộ.

Một đêm ởlại Cà Mau, sáng hôm sau Đoàn tiếp tục xuống Đất Mũi - nơi cực Nam của Tổ quốc,có nhiều cửa sông chảy ra biển, tạo cho nơi đây khác lạ khó sánh. Nơi đây cókênh Rạch Vàm đi xuyên rừng, từ biển Đông đi xuyên ra biển Tây và có những điểmdừng chân trên bãi bồi, hàng năm bồi ra biển từ 50-80 m. Ai cũng muốn một lầnđến với bãi bồi Mũi Cà Mau để chiêm ngưỡng nét đẹp nơi đây.

Với lợi thế nổi bật về du lịch của tỉnh vàcủa Quốc gia, trung tâm Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau ở xã Đất Mũi (huyệnNgọc Hiển) đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu dulịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030.

Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ban tặngkhung cảnh đặc trưng hấp dẫn và nhiều sản vật của rừng, biển mà còn là vùng đấtthiêng liêng để mỗi người con đất Việt đều mong muốn được đặt chân đến.

Cùng vơícác công trình du lịch, nơi đây đã và đang hình thành trung tâm dịch vụ, vuichơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái rừng ngập mặn. Mô hình cất nước ngọt, môhình ao sinh hoạt bộ đội; Biểu tượng vui du lịch (tôm, cá thòi lòi, ốc len);cầu khỉ xuyên rừng; sàn gỗ nghỉ chân; ao nuôi trải nghiệm; tiểu cảnh nón lá –chong chóng; xích đu tổ chim…

Tuyến tham quan xuyên rừng Vườn Quốc gia Mũi CàMau bước đầu đang hoạt động hiệu quả, đáp ứng cho nhu cầu tham quan, trảinghiệm của du khách, tăng thu nhập cho hoạt động du lịch và tạo việc làm chongười dân địa phương.

Ngoài ra, tuyến đường nội bộ, tuyến đường xe điện đã đượcđưa vào hoạt động tạo sự thuận tiện cho khách tham quan du lịch...Tất cả tạonét riêng cho điểm du lịch cực Nam Tổ quốc, điểm nhấn của Tuần Văn hóa - Du lịchMũi Cà Mau năm 2019.

Dự kiến, từ ngày 10 đến ngày 15/12, tại đây sẽ diễn ranhiều hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019, trong đó có Hội thi sân khấu cải lương khôngchuyên “Hương sắc Cửu Long” lần thứ nhất năm 2019…

Tạm biệt CàMau, hành trình của du lịch Ninh Bình tiếp tục trải nghiệm vùng đất trứ danhmột thời với tên gọi Mỹ Tho đại phố; ngồi xuồng tham gia “Me Kong tour”, ghé cùlao Thới Sơn, đảo ông đạo Dừa, thăm làng nghề sản xuất bánh, kẹo, nghe đờn catài tử, ngồi thuyền Ba lá lên miệt vườn thưởng thức trái cây…

Gieo mầm...

Hội thảo “Giơíthiệu sản phẩm du lịch ĐBSCL” có nhiều ý kiến đồng quan điểm: Thu hút, hấp dẫndu khách bằng những sản phẩm mới, đặc thù... luôn là vấn đề quan tâm hàng đâùcủa ngành công nghiệp không khói. Vì thế sản phẩm du lịch vùng phải thực sự hấpdẫn và khác biệt, khả năng cạnh tranh cao. Điều này đòi hỏi, những người làm dulịch cần nghiên cứu, khai thác tốt sự khác biệt để tạo ra sản phẩm đặc thù củađịa phương, từ đó liên kết với nhau tạo thành chuỗi sản phẩm vùng.

VITM CầnThơ 2019 là dịp để quảng bá, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách, để họ tiếptục giới thiệu thêm bạn bè, người thân đến các khu điểm du lịch tham quan ởnhiều vùng, miền không chỉ các địa danh trên Tổ quốc và vươn ra tầm khu vực,quốc tế. Việc khai thác các đường bay nội địa và quốc tế sẽ mang khách về CầnThơ và ĐBSCL nhiều hơn, điều này giúp ĐBSCL được kết nối với các vùng trung tâmvề du lịch hiệu quả hơn.

Hiệp hội Dulịch Ninh Bình phối hợp với 4 tỉnh tổ chức Hội nghị quảng bá xúc tiến du lịchQuảng Bình - Hà Tĩnh - Nghệ An - Ninh Bình hướng tới thị trường du lịch cáctỉnh khu vực ĐBSCL, trong đó có chuyến đi khảo sát, trải nghiệm qua nhiều địadanh được xem “đi một ngày đàng” và đi tìm đất “gieo mầm”, thúc đẩy sự kết nối,mở ra cơ hội hợp tác cho ngành Du lịch tỉnh nhà với các vùng, miền trong cảnước.

Những trảinghiệm với “5 đêm, 6 ngày” chỉ là ước lệ thời gian rất đỗi ngắn của hành trình,khó để khắc họa đậm nét sự trù phú cả về tài nguyên thiên nhiên cũng như trí,lực người dân “vùng miệt vườn, miệt thứ”đất phương Nam.

Đến đấtphương Nam khi ánh đèn đêm bừng sáng và trở về đất Cố đô vào thời khắc bìnhminh thức dậy… Một năng lượng tràn trề, chào đón một ngày mới!

Bài, ảnh:Minh Đường

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/mo-ra-co-hoi-hup-tac-cho-nganh-du-lich-ninh-binh-20191206092019364p15c43.htm