Mỗi dịp sinh nhật trong những năm cuối đời, Bác Hồ thường làm gì?
Kể từ năm 1965, cứ vào mỗi dịp sinh nhật, Bác Hồ lại làm một việc đặc biệt.
1. Mỗi dịp sinh nhật trong các năm cuối đời, Bác Hồ thường dành thời gian để làm việc gì đặc biệt nhất?
Đi công tác để tránh được chúc thọ, tặng quà
0%
Đi thăm các cụ già, cháu nhỏ
0%
Viết, sửa di chúc
0%
Ăn một bữa cơm thân mật với anh em phục vụ, lái xe, bảo vệ
0%
Chính xác
Theo cuốn hồi ký “Bác Hồ viết di chúc” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1989, vào sáng ngày 10/5/1965, Bác dặn thư ký khi lên làm việc, lấy cho Bác mươi tờ giấy trắng và chiếc phong bì to.
Đúng 9 giờ sáng, Bác ngồi chăm chú viết những dòng đầu tiên vào tài liệu “Tuyệt đối bí mật” để dặn lại mai sau. Hôm đó Bác viết những dòng mở đầu của di chúc: “Chọn một ngày tháng Năm, nhân dịp sinh nhật của mình; chọn đúng vào lúc 9 giờ, giờ đẹp nhất trong một ngày; chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây… để viết về ngày ra đi của mình, sao mà thanh thản, ung dung đến thế!”.
Những năm tiếp theo, 9h sáng các ngày từ 10/5 đến 20/5 - dịp sinh nhật Bác - trở thành "giờ thiêng", "bất khả xâm phạm" khi thư ký bố trí lịch công tác. Sau những lần chỉnh sửa mỗi năm, tập tài liệu lại được Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ vào trong một phong bì, đưa cho thư ký và dặn dò "năm sau chú nhớ đưa lại cho Bác".
2. Bác sửa di chúc lần cuối vào ngày nào?
10/5/1969
0%
15/5/1969
0%
19/5/1969
0%
20/5/1969
0%
Chính xác
Năm 1969, lần đầu tiên trong bốn năm, bản tài liệu được Bác sửa chữa từ 9h30 đến 10h30 ngày 10/5 thay vì 9h sáng.
Theo người thư ký, trừ phần cuối hầu như giữ nguyên như năm 1965, các phần đầu và giữa đều được Bác thêm bớt, sửa chữa qua 4 năm suy ngẫm. Riêng năm 1968, Bác bổ sung nhiều điểm quan trọng nhưng như một phần phụ lục chứ không viết vào bản chính thức như đã công bố.
Ngày 19/5/1969, Bác xem kỹ lại toàn bộ các bản viết trong bốn năm, chữa thêm ba từ ở phần mở đầu.
3. Bữa cơm trưa vào sinh nhật cuối cùng của Bác có điều gì đặc biệt?
Là bữa cơm thân mật với anh em phục vụ, lái xe, bảo vệ
0%
Là bữa cơm có đủ đại diện ba miền Bắc, Trung, Nam
0%
Là bữa tiệc chúc thọ ở nước bạn
0%
Là bữa cơm với các cháu nhỏ, cụ già
0%
Chính xác
Sinh nhật Bác Hồ năm 1969 diễn ra bình thường như những ngày làm việc của Bác. Tất cả mọi người đều không nghĩ rằng đó là dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ lần cuối cùng.
Bữa cơm trưa sinh nhật năm 1969 có Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chị Phan Thị Quyên - vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và chị Nguyễn Thị Châu (Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Thanh niên và Sinh viên giải phóng khu Sài Gòn Chợ Lớn - Gia Định) từ miền Nam ra. Mâm cơm đủ ba thế hệ, đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam.
4. Ai là thư ký bên cạnh Bác Hồ trong một phần tư thế kỷ?
Đỗ Đình Thiện
0%
Vũ Kỳ
0%
Nguyễn Huyên
0%
Trần Việt Phương
0%
Chính xác
Đồng chí Vũ Kỳ, tên khai sinh là Vũ Long Chuẩn (1921-2005) là thư ký thân cận trong một phần tư thế kỷ của Bác cho đến khi Bác qua đời. Khi được Trung ương chọn làm người phục vụ cho cụ Hồ từ Việt Bắc về Hà Nội cuối năm 1945, Vũ Kỳ mới 24 tuổi, từng là học sinh trường Bưởi và theo cách mạng đã 5 năm.
Người thanh niên này có nụ cười sáng, dáng dấp thư sinh. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên theo ước nguyện Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
5. Sau khi Bác qua đời, người thư ký làm công việc gì?
Giữ chức vụ trong Chính phủ
0%
Giữ gìn các di sản của Bác để lại
0%
Cả hai ý trên
0%
Chính xác
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Trung ương có gợi ý bố trí công tác cho ông Vũ Kỳ một chức vụ tương xứng trong Chính phủ, nhưng ông đã báo cáo với Trung ương, tình nguyện được tiếp tục công việc giữ gìn các di sản của Bác Hồ để lại.
Những trang tiếp theo của cuộc đời ông gắn liền với quá trình xây dựng Lăng Bác, sự hình thành, ra đời và phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh, của hệ thống di tích lưu niệm và các bảo tàng về Bác, từ Pác Bó đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số di tích của Người trên thế giới. Ông từng giữ cương vị là Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh và Giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Hồ Chí Minh.