Mỗi tỉnh nên có một ngôi nhà tạm lánh để người yếu thế tìm thấy được địa chỉ 'bình yên'

Ngôi nhà tạm lánh rất tốt cho các nạn nhân yếu thế bị bạo lực gia đình, tuy nhiên cần được xây dựng ngay tại mỗi tỉnh để lúc khẩn cấp nhất những người yếu thế có thể tìm thấy được địa chỉ 'bình yên'. Đây là một trong những vấn đề được các đại biểu cho ý kiến tại Phiên họp thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức chiều 5/4.

Theo một số đại biểu đề nghị trong quá trình sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần quan tâm nghiên cứu việc xử lý hành vi bạo lực gia đình, cụ thể là có nên xử phạt tiền hay không. Theo các đại biểu việc xử phạt tiền với người phạm luật là khó khả thi vì thế, thay bằng phạt tiền thì nên xử phạt đối với người gây ra hành vi bạo lực như buộc lao động công ích.

Bà TRẦN THỊ THANH LAM: Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội: “Tôi đề nghị quan tâm hơn đến biện pháp xã hội cách ly trụ sở. Lao động công ích vì cộng đồng… sẽ thấy hối hận hoen hành vi phạt tiền 500 nghìn -1 triệu đồng.. khi nào coing an xử lý, khi nào tổ dân phố xử lý. Để có sự bổ sung toàn diện hơn”.

Về cơ sở tổ chức liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình, những địa chỉ tin cậy, một số đại biểu cho rằng trong báo cáo chưa nêu hết cơ sơ phòng ngừa với các nạn nhân, trong khi đó nếu xảy ra bạo lực phụ nữ, trẻ em luôn là đối tượng chịu thiệt. Do vậy Luật cần bổ sung thêm trách nhiệm nghĩa vụ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng như Hội Phụ nữ. Ngoài ra mỗi tỉnh nên có một ngôi nhà tạm lánh để lúc khẩn cấp nhất những người yếu thế có thể tìm thấy được địa chỉ “ bình yên”.

Bà NGUYỄN THỊ THANH HÒA: Chủ tịch hội Bảo vệ Trẻ em Việt Nam: Tạm lánh rất tốt nhưng phải ngay ở cộng đồng, địa chỉ tin cậy rất tốt nhưng chúng ta phải làm ngay từ đầu, làm sao mỗi tỉnh phải có nhà tạm lánh để làm sao trong lúc khẩn cấp nhất thì có 1 chố gọi là bình yên. Đối với trẻ e..đánh giá nguy cơ..chủ tịch đưa tạm vào địa chỉ tin cậy rồi xét theo luật trẻ em.

Bên cạnh đó kiến nghị cơ chế chính sách cho tổ hòa giải tại cơ sở để tổ hòa giải phát huy hiệu quả hay việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bộ Công an trong việc phối hợp xử lý các vụ việc bạo lực gia đình. Ngoài ra cũng đề nghị bổ sung đối tượng tư vấn, không chỉ bao gồm người chịu bạo lực, mà còn cả nhưng người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình. Về hình thức tư vấn, ngoài tư vấn cộng đồng, tư vấn ở nơi khám chữa bệnh, các đại biểu cho rằng cần sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Thực hiện : Diệu Huyền Cao Hoàng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/moi-tinh-nen-co-mot-ngoi-nha-tam-lanh-de-nguoi-yeu-the-tim-thay-duoc-dia-chi-binh-yen