Mỗi tuần một doanh nghiệp: Mảng giàn khoan sẽ đóng góp lớn lợi nhuận cho PVD năm 2021
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nâng giá mục tiêu đối với PVD của Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí từ 14.800 đồng/cp lên 20.500 đồng/cp.
PVD là cổ phiếu rất nhạy cảm với thị trường, thể hiện ở hệ số beta hiện tại lên tới 1,46. Do đó, bất kể những biến động về các khía cạnh cơ bản của công ty, quyết định đầu tư vào PVD phải tính đến diễn biến thị trường chứng khoán.
Hiện tại, VDSC đã tăng các hệ số, cụ thể là P/B từ 0,5 lần lên 0,6 lần và EV/EBITDA từ 9 lần lên 11,5 lần, chủ yếu để theo kịp xu hướng thị trường.
Do đó, giá mục tiêu mới được điều chỉnh tăng từ 14.800 đồng (trong Báo cáo chiến lược năm 2021) lên 20.500 đồng trong khi khuyến nghị đối với cổ phiếu này giữ nguyên ở trạng thái trung lập.
Lợi nhuận 2021 cải thiện nhờ hoạt động giàn khoan cùng lãi tài chính
Doanh thu Q4/2020 thấp đột ngột do PVD rút ba giàn khoan từ Malaysia về Việt Nam. Lợi nhuận năm 2020 tương đương năm 2019 mặc dù doanh thu tăng mạnh, do mảng khoan mang lại nhiều doanh thu nhưng vẫn đang chịu lỗ.
Mảng dịch vụ kỹ thuật giếng khoan vẫn là trụ cột trong lợi nhuận của PVD nhờ ổn định doanh thu và cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp. Doanh thu hoạt động tài chính trong năm giúp duy trì lợi nhuận so với năm 2019.
Doanh thu của mảng cho thuê giàn khoan được dự báo sẽ thấp trong quý 1/2021 do hiệu suất sử dụng thấp. PVD I dự kiến bắt đầu khoan trở lại vào tháng 4, PVD V vào nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu từ mảng này thấp hơn đồng nghĩa với việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp.
Đóng góp ổn định từ dịch vụ giếng khoan sẽ giúp tăng trưởng lợi nhuận. Lãi tiền gửi và lợi nhuận từ các công ty liên doanh & liên kết cũng sẽ giúp cải thiện lợi nhuận.
Nhìn chung, doanh thu quý 1/2021 của PVD có thể giảm so với cùng kỳ do doanh thu từ mảng khoan giảm, trong khi LNST dự kiến tăng trưởng so với cùng kỳ, chủ yếu là do quý 1/2020 lợi nhuận thấp.
Cuối năm sẽ có lợi nhuận từ giàn PVD V (TAD)
Theo PVD, công suất giàn khoan mới cập nhật có thể được cải thiện từ 3,04 đơn vị vào năm 2020 lên 3,60 đơn vị vào năm 2021. Hiệu suất sử dụng ước tính tương đương 72%, khá cao so với những năm gần đây.
Ngoài giàn PVD V TAD dự kiến bắt đầu khoan trong cuối năm 2021 và giàn khoan PVD I bắt đầu khoan trong quý 1, tất cả các giàn khoan khác đều có hợp đồng cho cả năm, điều cho là một tín hiệu đầy hứa hẹn, nhưng chỉ xét về mặt doanh thu.
VDSC tin rằng mảng này sẽ bắt đầu có lãi gộp trong năm 2021 nhờ đóng góp của giàn V, tương đương với tỷ suất lợi nhuận gộp là 1,6%.
Về giá cho thuê giàn khoan, dự báo giá thuê của PVD sẽ giảm 5-10% YoY vào năm 2021. Thứ nhất, VDSC nhận thấy rằng giá thuê giàn khoan đang có xu hướng giảm do sự bùng phát của đại dịch.
Ngoài ra, hiệu suất sử dụng giàn khoan trong khu vực Đông Nam Á khá thấp, khoảng 60%, nghĩa là nhiều giàn khoan đã hết hợp đồng và có thể chấp nhận mức giá thấp hơn.
Thứ hai, ba giàn khoan của PVD trước đây từng khoan tại Malaysia hiện tại đã về lại Việt Nam. Việc PVD phụ thuộc vào thị trường nội địa có thể gây áp lực lên giá cho thuê giàn khoan vì các khách hàng được cho là có khả năng thương lượng cao hơn.
Cuối cùng, giá dầu mặc dù hiện đang cao hơn đáng kể so với một năm trước nhưng vẫn nằm trong vùng giá thấp, không thể thúc đẩy hoạt động khai thác dầu khí, do đó dự báo giá thuê giàn khoan ngày càng thấp.
Một lần nữa, VDSC nhắc lại quan điểm của mình về mảng khoan rằng doanh thu sẽ chỉ đủ trang trải chi phí hoạt động. Theo ban lãnh đạo của PVD, mục tiêu là tạo công ăn việc làm cho đội ngũ nhân lực, tăng khấu hao và thanh toán nợ
Dịch vụ giếng khoan sẽ tiếp tục đóng góp nhiều lợi nhuận nhất cho kết quả kinh doanh của PVD. Dự báo doanh thu của công ty có thể tăng vào năm 2021 vì nhờ số ngày hoạt động giàn khoan cao hơn.
Giá dịch vụ có thể được ổn định do vị thế của PVD là nhà cung cấp duy nhất, đặc biệt là công ty con PVD Baker Hughes. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này sẽ duy trì ở mức khoảng 16%, đủ để bù đắp cho khoản lỗ của các mảng khác.