Một năm khởi sắc xây dựng nông thôn mơíĐiểm hẹn trong mây 'Hạt ngọc' của đất trời Côn LônTrái ngọt Xuân VânTuổi trẻ Na Hang sáng tạo sản phẩm du lịchLâm Bình phát triển dịch vụ du lịch homestay Bí thư Chi bộ Bản Cuôn miệng nói tay làm

Năm 2019 là năm thành công trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh khi các chỉ tiêu về xã nông thôn mới đạt kế hoạch đề ra, tạo nền tảng vững chắc để toàn tỉnh hoàn thành chương trình trong cả giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu có 6 xã về đích nông thôn mới gồm: Kim Quan, Thái Bình (Yên Sơn); Cấp Tiến, Vĩnh Lợi (Sơn Dương); Hồng Thái (Na Hang); Tân Thịnh và 1 xã đăng ký thêm là Xuân Quang (Chiêm Hóa).UBND các huyện và thành phố đang đẩy mạnh triển khai thực hiện 40 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm năm 2019. Toàn tỉnh hoàn thành 155,13 km đường giao thông; 111,73 km đường nội đồng vào vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng 17 công trình cầu, tràn liên hợp; hoàn thành lắp đặt 251,04 km kênh mương; xây dựng 9 công trình thủy lợi, hồ chứa, phai, đập; 52 công trình trường, phòng học các cấp; 3 công trình trạm y tế; nâng cấp, cải tạo 85 nhà văn hóa xã, thôn bản, 16 sân thể thao, 7 chợ nông thôn; 182 hộ gia đình được xóa nhà tạm.

Nhân dân thôn 7, xã Thái Bình (Yên Sơn) đóng góp ngày công hoàn thành lắp đặt kênh mương nội đồng.

Nhân dân thôn 7, xã Thái Bình (Yên Sơn) đóng góp ngày công hoàn thành lắp đặt kênh mương nội đồng.

Đường nội đồng tại xã Nhân Mục (Hàm Yên) được bê tông hóa.

Đường nội đồng tại xã Nhân Mục (Hàm Yên) được bê tông hóa.

Trong năm qua, huyện Sơn Dương đã huy động trên 380 tỷ đồng vào thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Bên cạnh việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn, nâng cao chất lượng mô hình thôn điểm nông thôn mới tại 32 xã, năm nay huyện có thêm 2 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 7 xã gồm: Tân Trào, Ninh Lai, Đại Phú, Hồng Lạc, Sơn Nam, Cấp Tiến, Vĩnh Lợi. Bình quân đạt 14 tiêu chí/xã, tỷ lệ hộ giảm xuống còn 9,49%.

Thu hoạch chè tại xã Tân Trào (Sơn Dương).

Thu hoạch chè tại xã Tân Trào (Sơn Dương).

Ông Phạm Hữu Tân
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Sơn Dương

Kinh nghiệm của Sơn Dương là xác định công tác tuyên truyền như một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Huyện tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và người dân hiểu mục đích, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, huyện đã tạo được sự đồng thuận lớn.

Trạm Y tế xã Cấp Tiến (Sơn Dương).

Trạm Y tế xã Cấp Tiến (Sơn Dương).

Nhà văn hóa khang trang của nhân dân xóm 12, xã Trung Môn (Yên Sơn).

Nhà văn hóa khang trang của nhân dân xóm 12, xã Trung Môn (Yên Sơn).

Trồng rau sạch tại xã Hồng Thái (Na Hang) giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Trồng rau sạch tại xã Hồng Thái (Na Hang) giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Xã Hồng Thái (Na Hang) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đối với xã, 2 tiêu chí khó là thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm. Đặc biệt đối với tiêu chí thu nhập, xã đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân như quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, triển khai nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả.

 Niềm vui của người dân thô Nặm Chá, xã Lăng Can (Lâm Bình) khi có nhà văn hóa mới.

Niềm vui của người dân thô Nặm Chá, xã Lăng Can (Lâm Bình) khi có nhà văn hóa mới.

Nhà văn hóa thôn Đon Thài, xã Côn Lôn (Na Hang).

Nhà văn hóa thôn Đon Thài, xã Côn Lôn (Na Hang).

Chị Đàm Thị Cộm, dân tộc Dao tiền, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái chia sẻ: “Gia đình tôi làm dịch vụ homestay từ tháng 8-2018. Hiện nay, homestay có 10 giường và có thể phục vụ 20 lượt khách/ngày. Gia đình tôi nhận được sự hỗ trợ của chính quyền để được đi học, tập huấn các lớp về dịch vụ du lịch. Nhờ vào homestay mà kinh tế gia đình đã có bước phát triển, hòa cùng vào không khí nỗ lực, phấn đấu vươn lên của bà con trong thôn, trong xã”.

Toàn cảnh đường giao thông trong thôn Ka Nò, xã Khuôn Hà (Lâm Bình) được bê tông hóa.

Toàn cảnh đường giao thông trong thôn Ka Nò, xã Khuôn Hà (Lâm Bình) được bê tông hóa.

Một đoạn đường bê tông nội đồng xã Kim Bình (Chiêm Hóa).

Một đoạn đường bê tông nội đồng xã Kim Bình (Chiêm Hóa).

Đối với xã Xuân Quang (Chiêm Hóa), 100% tiêu chí nông thôn mới cũng được xã hoàn thành. Năm 2019 là năm nước rút để Đảng ủy, chính quyền và nhân nhân các dân tộc trong xã nỗ lực và quyết tâm cao về đích nông thôn mới. Tiêu chí về giao thông là tiêu chí khó đối với xã, bởi còn nhiều đoạn đường chưa được bê tông hóa. Đồng chí Hoàng Văn Duy, Chủ tịch UBND xã cho biết, năm 2019 xã đã bê tông hóa được 17km đường giao thông, trong đó có 8km đường nội đồng, 8km đường trục xã và 1km đường ngõ xóm, góp phần hoàn thành tiêu chí về giao thông. Kết quả trên đã cho thấy sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân và mong muốn xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Người dân thôn Nà Làng, xã Phú Bình (Chiêm Hóa) trao đổi kinh nghiệm trồng mía.

Người dân thôn Nà Làng, xã Phú Bình (Chiêm Hóa) trao đổi kinh nghiệm trồng mía.

Khuôn viên trường Mầm non xã Phù Lưu (Hàm Yên).

Khuôn viên trường Mầm non xã Phù Lưu (Hàm Yên).

Năm 2020, tỉnh phấn đấu có thêm 5 xã hoàn thành đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 41/129 xã; phấn đấu có ít nhất 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bằng sự bền bỉ, quyết tâm của người dân và chính quyền các cấp, những xã nông thôn mới đã và đang trở thành những điểm sáng về kinh tế - xã hội tại mỗi vùng quê Tuyên Quang.

Bài, ảnh: Minh Hoàng, Thu Hằng
Thiết kế: Hoa Hiên

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/media/longform/mot-nam-khoi-sac-xay-dung-nong-thon-moi-126460.html