MQ-9 thành cỗ máy tấn công ngang cường kích

Để tăng khả năng tấn công cho MQ-9, Không quân Mỹ quyết định trang bị cho máy bay tấn công không người lái (UCAV) này tới 8 quả tên lửa Hellfire.

Quyết định tăng cường vũ khí tấn công mặt đất cho MQ-9 được Không quân Mỹ đưa ra sau khi dòng máy bay này đã hoàn thành nhiều thử nghiệm thành công với gói trang bị gồm 8 tên lửa Hellfire.

Để mang được số lượng tên lửa ngang với những cường kích hạng nhẹ, MQ-9 phải nâng cấp phàn khung thân, động cơ cùng với phần mềm điều khiển và radar nhằm tăng độ chính xác cho từng phát bắn cả khi tấn công mặt đất lẫn đánh chặn.

Máy bay MQ-9 mang theo 8 tên lửa Hellfire.

Máy bay MQ-9 mang theo 8 tên lửa Hellfire.

Ông Bruce Wallace thuộc Văn phòng nghiên cứu các dự án tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc cho biết: "Hệ thống radar của chúng tôi có thể được sử dụng để phác họa hình ảnh mặt đất. Thậm chí ngay cả khi bị mây và bụi che khuất, nó vẫn sẽ cho ra các hình ảnh sắc nét nhằm hỗ trợ cho việc xác định các mục tiêu di chuyển cả trên không lẫn dưới mặt đất".

Cơ quan nghiên và phát triển của Lầu Năm Góc đang trong giai đoạn phát triển một nguyên mẫu của hệ thống này có tên gọi Video Synthetic Aperture Radar (ViSAR) đã bắt đầu công việc thử nghiệm bay từ năm 2016.

DARPA sẽ cài đặt ViSAR bằng việc sử dụng một loại khớp các-đăng đã được trang bị trên rất nhiều mẫu máy bay MQ-9 Reaper, nhằm kiểm tra xem nó có thể lắp trên các mẫu máy bay chiến thuật hay không. Không chỉ được trang bị hệ thóng radar ViSAR, Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu một loại siêu radar khác trang bị cho MQ-9.

Hiện Tập đoàn General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) đang sử dụng những nguồn tài chính nội bộ để phát triển radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) cho riêng MQ-9. Hiện nay, chỉ có những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới mới được trang bị loại radar này.

Lý do chính để radar AESA có mặt trên MQ-9 là giúp nó tránh phải những va trạm đường không, đây là một vấn đề lớn với các UAV khi nhà sản xuất muốn chúng hoạt động được trong khu vực dân sự mà vẫn tuân thủ luật pháp của Mỹ và thế giới.

Không những vậy, radar AESA còn làm tăng sự nguy hiểm cho MQ-9 rất nhiều, điển hình là tăng cường khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt đất, phát hiện các mối đe dọa trên không hay thậm chí là lần tìm hệ thống gây nhiễu của đối phương.

Cùng với sự tăng cường của hệ thống radar tối tân, Lầu Năm Góc cũng sẽ trang bị cho MQ-9 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và tên lửa chống radar AGM-88 HARM - với gói trang bị này, MQ-9 có thể sở hữu sức mạnh đánh chặn không thua kém bất kỳ tiêm kích nào của Mỹ hiện nay.

Mặc dù vậy, giới quân sự Mỹ thừa nhận rằng, khả năng phòng vệ trước một cuộc tấn công áp chế điện tử từ đối phương của MQ-9 vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp.

Theo Ngọc Hòa/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/mq-9-thanh-co-may-tan-cong-ngang-cuong-kich/20201011081250638