Mùa hoa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù

Từ cuối tháng 9, triền núi Tà Chì Nhù (tỉnh Yên Bái) phủ đầy sắc tím của hoa chi pâu bung nở, thu hút du khách đam mê leo núi tìm đến khám phá.

Đỉnh Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây được ví như “nóc nhà” của Yên Bái với độ cao khoảng 2.979m so với mực nước biển. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Đỉnh Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây được ví như “nóc nhà” của Yên Bái với độ cao khoảng 2.979m so với mực nước biển. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, hoa chi pâu nở tím khắp nơi. Trên cung đường trekking lên đỉnh Tà Chì Nhù, những thảm hoa khoe sắc rực rỡ dưới ánh nắng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, hoa chi pâu nở tím khắp nơi. Trên cung đường trekking lên đỉnh Tà Chì Nhù, những thảm hoa khoe sắc rực rỡ dưới ánh nắng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Càng lên cao, hoa chi pâu càng có màu tím đậm, trên đỉnh là một vạt hoa lớn - đây cũng là vị trí nhiều hoa và đẹp nhất Tà Chì Nhù. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Càng lên cao, hoa chi pâu càng có màu tím đậm, trên đỉnh là một vạt hoa lớn - đây cũng là vị trí nhiều hoa và đẹp nhất Tà Chì Nhù. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Hoa chi pâu còn có tên gọi khác là cỏ mật rồng hay đại tử đương dược, nghĩa là cây thảo dược có hạt lớn. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Hoa chi pâu còn có tên gọi khác là cỏ mật rồng hay đại tử đương dược, nghĩa là cây thảo dược có hạt lớn. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Hoa chi pâu thường có những nụ nhỏ li ti, màu tím pha trắng đẹp mắt. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Hoa chi pâu thường có những nụ nhỏ li ti, màu tím pha trắng đẹp mắt. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Loài hoa này thường mọc ở độ cao trên 2.000m, tập trung nhiều ở vùng núi phía Bắc. Mỗi năm, chi pâu chỉ nở đúng một lần vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Loài hoa này thường mọc ở độ cao trên 2.000m, tập trung nhiều ở vùng núi phía Bắc. Mỗi năm, chi pâu chỉ nở đúng một lần vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Anh Nguyễn Trọng Cung, đến từ Thái Bình, người vừa chinh phục Tà Chì Nhù mùa hoa chi pâu, cho biết cung đường khám phá Tà Chì Nhù không quá khó. Tổng quãng đường cho hành trình hai ngày một đêm ở đây khoảng 24km cả đi và về. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Anh Nguyễn Trọng Cung, đến từ Thái Bình, người vừa chinh phục Tà Chì Nhù mùa hoa chi pâu, cho biết cung đường khám phá Tà Chì Nhù không quá khó. Tổng quãng đường cho hành trình hai ngày một đêm ở đây khoảng 24km cả đi và về. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Theo anh Cung, trên hành trình trekking, du khách có thể ngắm cảnh quan thay đổi liên tục theo độ cao. Từ rừng già nguyên sinh đến những con suối mát lạnh, đôi lúc đi xuyên rừng tán thấp, đồng cỏ, rừng trúc… Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Theo anh Cung, trên hành trình trekking, du khách có thể ngắm cảnh quan thay đổi liên tục theo độ cao. Từ rừng già nguyên sinh đến những con suối mát lạnh, đôi lúc đi xuyên rừng tán thấp, đồng cỏ, rừng trúc… Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Khi leo núi, du khách có thể thuê porter (người dẫn đường) tại địa phương để tránh bị lạc và có trải nghiệm trọn vẹn cho chuyến đi. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Khi leo núi, du khách có thể thuê porter (người dẫn đường) tại địa phương để tránh bị lạc và có trải nghiệm trọn vẹn cho chuyến đi. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Trong mùa mưa lũ, du khách cần theo dõi kỹ dự báo thời tiết và cảnh báo của chính quyền địa phương trước khi chinh phục Tà Chì Nhù. Bên cạnh đó, thời tiết trên núi thất thường nên du khách cần mang theo áo mưa, áo chống rét cũng như thuốc cảm cúm, đau đầu, hạ sốt, sạc dự phòng, đèn pin đội đầu… Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Trong mùa mưa lũ, du khách cần theo dõi kỹ dự báo thời tiết và cảnh báo của chính quyền địa phương trước khi chinh phục Tà Chì Nhù. Bên cạnh đó, thời tiết trên núi thất thường nên du khách cần mang theo áo mưa, áo chống rét cũng như thuốc cảm cúm, đau đầu, hạ sốt, sạc dự phòng, đèn pin đội đầu… Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Ngọc Lương

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/mua-hoa-chi-pau-tren-dinh-ta-chi-nhu/