Mưa lớn khiến nhiều khu vực tại Nha Trang ngập sâu

Trưa 16/11, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn còn một số xã đang ngập úng cục bộ, có nơi ngập khoảng 1m, nước thoát chậm, giao thông đi lại khó khăn.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Khánh Hòa, trong 6h qua (từ 5h-11h ngày 16/11), lượng mưa các nơi trong tỉnh phổ biến từ 20-40mm.

Hiện nước lũ trên sông Cái Nha Trang có dao động ở mức 6,75m (dưới mức báo động 1 là 1,25m vào lúc 11h ngày 16/11); trên sông Dinh Ninh Hòa đang xu hướng giảm chậm.

Tại thành phố Nha Trang, vẫn còn một số xã đang ngập úng cục bộ. Như thôn Thái Thông 1,2 và thôn Thủy Tú (xã Vĩnh Thái) ngập cục bộ khoảng 0,2m. Các tuyến đường thôn Trung, Tây (xã Vĩnh Phương) ngập cục bộ khoảng 0,3m. Thôn Phú Bình, Phú Trung 2 (xã Vĩnh Thạnh) ngập cục bộ khoảng 0,2m. Thôn Võ Cạnh, Võ Cang (xã Vĩnh Trung) ngập cục bộ khoảng 1m. Tuyến đường thôn Vĩnh Điềm Thượng (xã Vĩnh Hiệp) ngập cục bộ khoảng 0,6m. Tại xã Vĩnh Ngọc, nước đã rút dần, lưu thông hoạt động bình thường.

Ngoài ra, một số vị trí trên tuyến đường 23/10 ngập lụt cục bộ, khoảng 0,2m-0,4m.

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Khánh Hòa cho biết, TP Nha Trang đã vận động được 13 hộ (51 khẩu) phường Vĩnh Trường sơ tán đến Nhà văn hóa phường và nhà của các người thân trong khu vực để tránh lũ, ngập lụt.

Một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa) sáng 16/11:

Một số vị trí trên tuyến Đường 23 tháng 10 (TP. Nha Trang) ngập lụt cục bộ, khoảng 0,2m-0,4m.

Một số vị trí trên tuyến Đường 23 tháng 10 (TP. Nha Trang) ngập lụt cục bộ, khoảng 0,2m-0,4m.

Nguyên nhân do ảnh hưởng kết hợp triều cường với tác động của đợt lũ xảy ra vào tối và đêm qua (15/11), đã xảy ra tình trạng ngập lụt tại các xã, phường khu vực hạ lưu sông Cái Nha Trang.

Nguyên nhân do ảnh hưởng kết hợp triều cường với tác động của đợt lũ xảy ra vào tối và đêm qua (15/11), đã xảy ra tình trạng ngập lụt tại các xã, phường khu vực hạ lưu sông Cái Nha Trang.

Từ 21h00 ngày 15/11, lực lượng chức năng bắt đầu phong tỏa từ Km5 đường 23 tháng 10 (TP. Nha Trang) theo hướng đi huyện Diên Khánh (kéo dài 3km), các phương tiện được hướng dẫn di chuyển bằng các tuyến đường khác phòng tránh nguy hiểm xảy ra.

Từ 21h00 ngày 15/11, lực lượng chức năng bắt đầu phong tỏa từ Km5 đường 23 tháng 10 (TP. Nha Trang) theo hướng đi huyện Diên Khánh (kéo dài 3km), các phương tiện được hướng dẫn di chuyển bằng các tuyến đường khác phòng tránh nguy hiểm xảy ra.

Đường Gò Chùa vào thôn văn hóa Phú Trung 1 (xã Vĩnh Thạnh) ngập cục bộ khoảng 0,2m-0,4m.

Đường Gò Chùa vào thôn văn hóa Phú Trung 1 (xã Vĩnh Thạnh) ngập cục bộ khoảng 0,2m-0,4m.

Vào đêm 15/11, nước chảy xiết, cầu gỗ Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc) bị trôi đoạn 100m-200m. Đây là cầu nối các thôn Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 và Xuân Ngọc, ở phía bên kia sông Cái với trung tâm xã Vĩnh Ngọc. Ngay trong đêm, chính quyền địa phương đã cử lực lượng hướng dẫn và cảnh báo cho người dân không lưu thông qua cầu thời điểm này.

Vào đêm 15/11, nước chảy xiết, cầu gỗ Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc) bị trôi đoạn 100m-200m. Đây là cầu nối các thôn Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 và Xuân Ngọc, ở phía bên kia sông Cái với trung tâm xã Vĩnh Ngọc. Ngay trong đêm, chính quyền địa phương đã cử lực lượng hướng dẫn và cảnh báo cho người dân không lưu thông qua cầu thời điểm này.

Gia đình ông Trần Đình Hòa (thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc), nhà ở nằm bên bờ sông Cái Nha Trang tranh thủ dọn dẹp, cào bùn sau khi lũ rút. Ông nói, lũ lên nhanh vào giữa đêm, nhưng đến sáng thì rút.

Gia đình ông Trần Đình Hòa (thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc), nhà ở nằm bên bờ sông Cái Nha Trang tranh thủ dọn dẹp, cào bùn sau khi lũ rút. Ông nói, lũ lên nhanh vào giữa đêm, nhưng đến sáng thì rút.

Trận mưa lớn cũng khiến nhiều hecta ruộng lúa và rau màu của người dân xã Vĩnh Thạnh bị ngập trong nước. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Khánh Hòa cảnh báo, trong 24 giờ tới, xã Vĩnh Thạnh có thể xảy ra ngập lụt, cụ thể ngập ruộng phổ biến 1,8-2,8m và ngập đường phổ biến từ 0,8-1,4m.

Trận mưa lớn cũng khiến nhiều hecta ruộng lúa và rau màu của người dân xã Vĩnh Thạnh bị ngập trong nước. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Khánh Hòa cảnh báo, trong 24 giờ tới, xã Vĩnh Thạnh có thể xảy ra ngập lụt, cụ thể ngập ruộng phổ biến 1,8-2,8m và ngập đường phổ biến từ 0,8-1,4m.

Nước sông Cái chảy xiết dưới chân cầu Vĩnh Phương (xã Vĩnh Thạnh). Lũ trên sông Cái Nha Trang dự báo lên trở lại và đạt đỉnh vào chiều tối 16/11.

Nước sông Cái chảy xiết dưới chân cầu Vĩnh Phương (xã Vĩnh Thạnh). Lũ trên sông Cái Nha Trang dự báo lên trở lại và đạt đỉnh vào chiều tối 16/11.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, trong 24h qua (từ 11h ngày 15/11 đến 11h ngày 16/11), khu vực tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa đến mưa to, phía Nam tỉnh có mưa rất to. Tổng lượng mưa các nơi phổ biến 100-170mm, có nơi cao hơn như Ninh Sơn 220,1mm; Khánh Hiệp 173,4mm; Khánh Vĩnh 171,9mm;... Mô hình độ ẩm đất cho thấy độ ẩm đất ở một số khu vực thuộc tỉnh Khánh Hòa đã đạt trên 98%.

Trong 6h tới, khu vực tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến từ 30-50mm/6h, có nơi trên 80mm/6h. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ vùng núi; sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại các khu vực tỉnh Khánh Hòa như Suối Tiên (Diên Khánh); Khánh Phú, Khánh Trung, Khánh Thượng, Khánh Bình (Khánh Vĩnh); Vĩnh Thọ (Nha Trang);...

Trên sông Cái Nha Trang đã xuất hiện lũ ở mức báo động 2-3, hiện mực nước lũ dao động dưới mức báo động 1. Mực nước lúc 11h 16/11 trên sông Cái Nha Trang tại trạm thủy văn Đồng Trăng là 6,75m (dưới mức báo động 1 là 1,25m), tại trạm thủy văn Diên Phú là 4,63m.

Dự báo trong 24 giờ tới, lưu vực sông Cái Nha Trang tiếp tục có mưa to đến rất to và rải rác có dông, lượng mưa phổ biến từ 60-100mm, có nơi trên 150mm. Lũ trên sông Cái Nha Trang dự báo lên trở lại và đạt đỉnh vào chiều tối 16/11. Đỉnh lũ tại trạm Đồng Trăng có khả năng đạt 10,0m (trên mắc báo động 2 là 0,5m).

Đức Thảo

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/mua-lon-khien-nhieu-khu-vuc-tai-nha-trang-ngap-sau-285984.html