Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Thừa Thiên Huế mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường bị ngập cục bộ, giao thông đi lại khó khăn.

Mưa cường độ lớn khiến nhiều tuyến phố tại thành phố Huế bị ngập cục bộ.

Mưa cường độ lớn khiến nhiều tuyến phố tại thành phố Huế bị ngập cục bộ.

Ngày 25/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong 6 giờ qua tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Theo đó, tổng lượng mưa đo được tại huyện Nam Đông, gồm xã Hương Phú 134,6mm và thị trấn Khe Tre là 112mm; tại huyện Phú Lộc, xã Lộc An là 93,4mm, xã Lộc Trì 85,2mm.

Mưa lớn trong thời gian ngắn khiến một số đoạn đường trong thành phố Huế bị ngập nặng.

Mưa lớn trong thời gian ngắn khiến một số đoạn đường trong thành phố Huế bị ngập nặng.

Đặc biệt, tại thành phố Huế, mưa lớn từ đêm 24/9 kéo dài đến sáng và chiều ngày 25/9 khiến nhiều tuyến đường giao thông ở những vị trí thấp trũng, khó thoát nước ngập cục bộ, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là ở một số điểm công trình giao thông, hạ tầng đang thi công dang dở.

Ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân tại một số tuyến đường như: Nguyễn Lộ Trạch, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt (thành phố Huế), nước ngập từ 0,2-0,5m. Tại đường Hoàng Lanh (gần Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh), nước ngập nửa bánh xe, khiến các phương tiện đi lại rất khó khăn.

Tại nút giao Tố Hữu và Võ Văn Kiệt, công tác rào chắn thi công được triển khai từ trước đó, bảo đảm an toàn cho phương tiện qua lại. Tuy nhiên, tại đây nằm trên trục đường Võ Văn Kiệt, xuất hiện điểm ngập cục bộ khá sâu, phương tiện gặp khó khăn khi qua khu vực này, một số phương tiện ô-tô đã lựa chọn giải pháp quay đầu nhằm bảo đảm an toàn.

Nhiều tuyến đường ngập sâu, người dân đi lại khó khăn.

Nhiều tuyến đường ngập sâu, người dân đi lại khó khăn.

Tại các tuyến đường phía bắc thành phố Huế như: Đặng Dung, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Biểu…, nước ngập sâu từ 0,2-0,3m, làm đảo lộn cuộc sống người dân.

Đặc biệt, tại đây đang thi công dang dở gói thầu số 24 bao gồm hệ thống thoát nước và vỉa hè 16 tuyến đường ở 4 phường nội thành thuộc Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế, khiến việc đi lại người dân gặp khó khăn, mất an toàn.

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 6 giờ tới, tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Trong cơn mưa, đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, đặc biệt các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông. Nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu đô thị và vùng trũng thấp.

Cán bộ, chiến sĩ Công an phường Thuận An (TP Huế) phối hợp Bộ đội Biên phòng, dân quân tự vệ và Ban bảo vệ dân phố giúp dân di dời tài sản, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Cán bộ, chiến sĩ Công an phường Thuận An (TP Huế) phối hợp Bộ đội Biên phòng, dân quân tự vệ và Ban bảo vệ dân phố giúp dân di dời tài sản, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ chiều tối và đêm 25/9, các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và vùng ven biển thành phố Huế có gió mạnh dần lên cấp 4-5, giật cấp 6-7; thị xã Hương Trà, Hương Thủy và huyện Phong Điền có gió mạnh cấp 3-4, giật cấp 5, cấp 6; huyện A Lưới, Nam Đông có gió cấp 3, có lúc cấp 4, giật cấp 5, cấp 6.

Từ chiều 25/9, vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế gió sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; vùng biển ngoài khơi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đất liền, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chiều tối 25/9, địa bàn tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn tại 5 điểm gồm: Đồn Biên phòng Phong Hải, Trạm Kiểm soát Biên phòng Thuận An, Hải đội 2, Đồn Biên phòng Vinh Hiền; Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây.

Các lực lượng chức năng phối hợp đang hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Các lực lượng chức năng phối hợp đang hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, trong ngày 25/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chủ trì cuộc họp khẩn với các địa phương về công tác ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Hải Minh đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; chủ động triển khai các phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai.

Theo đó, cần triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố bảo vệ hồ ao nuôi thủy sản; khẩn trương thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn; phòng chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp. Tổ chức rà soát các công trình đang thi công, có phương án chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức rà soát phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, gò đồi, khu vực ven sông suối, cửa sông, ven biển, các công trình đang thi công, các vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.

Đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất do mưa lớn.

Đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất do mưa lớn.

Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hoàng Hải Minh còn yêu cầu các địa phương có phương án cảnh báo nguy hiểm cho người dân khi lưu thông qua sông suối, ngầm tràn, đập tràn và tuyệt đối ngăn cấm lưu thông khi không bảo đảm an toàn.

“Tình hình mưa lũ sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, các địa phương phải chủ động việc sơ tán bảo bảo đảm lương thực thực phẩm để chủ động nếu xảy ra tình trạng chia cắt”, ông Minh lưu ý.

Hiện, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.037 phương tiện tàu thuyền đã di chuyển vào bờ neo đậu nơi an toàn; còn 25 phương tiện tàu, thuyền với 206 lao động (trong đó hoạt động xa bờ gồm 19 phương tiện với hơn 180 lao động) đang đánh bắt ở khu vực biển Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, cách bờ khoảng 40-65 hải lý, đã nhận được thông báo về diễn biến thời tiết nguy hiểm để tìm nơi trú tránh an toàn. Khu vực cảng có 29 phương tiện tàu hàng, với 159 thuyền viên, đang neo đậu, bảo đảm an toàn.

Dưới đây là một số hình ảnh về mưa lớn gây ngập cục bộ tại Thừa Thiên Huế:

Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế bị ngập sâu giao thông đi lại khó khăn.

Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế bị ngập sâu giao thông đi lại khó khăn.

Những vị trí thấp trũng, khó thoát nước ngập cục bộ, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.

Những vị trí thấp trũng, khó thoát nước ngập cục bộ, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.

Nhiều nơi thấp trũng tại thành phố Huế ngập sâu từ 0,3 đến 0,5m.

Nhiều nơi thấp trũng tại thành phố Huế ngập sâu từ 0,3 đến 0,5m.

Nhiều tuyến đường bờ bắc thành phố Huế đang thi công dang dở gói thầu Dự án các đô thị xanh bị ngập, hư hỏng, gây khó khăn trong việc đi lại của bà con.

Nhiều tuyến đường bờ bắc thành phố Huế đang thi công dang dở gói thầu Dự án các đô thị xanh bị ngập, hư hỏng, gây khó khăn trong việc đi lại của bà con.

Mưa lớn tại những con đường đang thi công gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Mưa lớn tại những con đường đang thi công gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Đến chiều cùng ngày, tại Thừa Thiên Huế trời vẫn tiếp tục mưa lớn, tuy nhiên lượng mưa có giảm hơn so với sáng 25/9.

Đến chiều cùng ngày, tại Thừa Thiên Huế trời vẫn tiếp tục mưa lớn, tuy nhiên lượng mưa có giảm hơn so với sáng 25/9.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cảnh báo, trong 6 giờ tới, tại khu vực Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cảnh báo, trong 6 giờ tới, tại khu vực Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/mua-lon-nhieu-tuyen-duong-o-thua-thien-hue-bi-ngap-sau-post774352.html