Mùa mì 'nặng ký'
Chỉ vài ngày nữa thôi, gần 100 ha khoai mì KM140 của các hộ dân trong vùng liên kết phát triển nguyên liệu tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang sẽ bước vào mùa thu hoạch.Tại thời điểm này, lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai đã cam kết mua bao tiêu với giá 130.000 đồng /tạ (75kg), cao hơn giá thị trường khoảng 30.000 đồng/tạ.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cùng lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai phấn khởi trước vụ mì “nặng ký”.
Ngay khi thông tin được phát ra đã làm nức lòng nông dân vùng Bảy Núi bởi họ sẽ cầm chắc “lợi kép” trong tay từ vụ mì “nặng ký”. Đây là năm thứ thứ 2, Tập đoàn Sao Mai triển khai đề án liên kết với huyện Tịnh Biên phát triển vùng nguyên liệu khoai mì ở nơi có đất sản xuất kém hiệu quả sau thành công từ vụ thử nghiệm đầu tiên.
Ông Nguyễn Văn Lâm, xã An Cư, huyện Tịnh Biên phấn khởi khoe, diện tích 8000 m2 đất pha cát, gia đình dành trọn trồng giống mì mới, đã đạt sản lượng 367 tạ. Với giá bao tiêu như hiện nay, ông thu về gần 48 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí sẽ lởi ít nhất cũng hơn phân nửa.
Ông Trà Văn Tuấn, xã Thới Sơn có 7 công đất (7000m2) thì đạt sản lượng đến 372,8 tạ, (năng suất gần 40tấn/ha), doanh thu trên 48 triệu đồng và lãi “đậm” sau khi trừ các khoản đầu tư.
“Chúng tôi lần đầu tham gia vào vùng liên kết nên ít nhiều cũng còn thiếu kinh nghiệm, nhưng năng suất đạt cũng quá hời. Còn những người khác đã làm vụ trước thì mùa này còn cao hơn nữa, có hộ thu hoạch cỡ 50 tấn/ha. Được Sao Mai bao tiêu với giá đó, mấy ỗng còn lời bể tay hơn”. ông Tuấn vui vẻ cho biết.
Còn gì phấn khởi hơn khi mô hình vùng liên kết trồng mì cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Sao Mai (Sao Mai Super Feed) đã có những kết quả lớn như vậy. Nông dân miền núi vui ngất ngây bởi trồng giống mì địa phương thì năng suất giỏi lắm cũng chỉ đạt tối đa 27 tấn/ha mà không được doanh nghiệp nào bao tiêu, giá cả thị trường không ổn định nên cuộc sống rất bấp bênh. Do địa hình và thổ nhưỡng của vùng núi rất kén các loại cây trồng, vì vậy, khi giống KM140 được Sao Mai nghiên cứu đưa vào ứng dụng đã thích hợp với điều kiện khắc nghiệt nơi đây.
Hộ trồng liên kết phấn khởi thu hoạch mì.
Nhiều nông dân cho biết vụ khoai mì hiện đạt năng suất tầm 40 tấn/ha trở lên, tăng từ 5-10 tấn/ha do bà con đã có kinh nghiệm canh tác KM140 thí điểm từ năm trước. Nông dân mạnh dạn đầu tư và yên tâm sản xuất khi đầu ra khoai mì đã có Tập đoàn “lo”. Thừa thắng xông lên, Sao Mai đã tăng diện tích gần 100 hecta, với 64 hộ dân của 7 xã, thị trấn của huyện Tịnh Biên tham gia.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho rằng, Sở sẽ quan tâm và theo sát mô hình này, đồng thời chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hỗ trợ cho huyện Tịnh Biên hướng dẫn cách tổ chức lại sản xuất cho bà con gắn kết với doanh nghiệp để phát triển bền vững.
Theo kế hoạch, từ năm 2020 trở đi, diện tích vùng liên kết sẽ liên tục tăng trưởng để đến 2022 phấn đấu đạt 5.000 ha ở cả 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Khi ấy sẽ giải quyết việc làm cho thêm khoảng 2.000 lao động và ổn định cuộc sống cho 2.500 hộ gia đình thoát nghèo. Nông thôn mới không gì sát thực hơn là phải làm cho đời sống người dân được phát triển.
Từ năm 2019, Sao Mai đã mạnh dạn sử dụng tinh bột mì thay thế cho mì lát để làm nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản, đã dần thay đổi cơ cấu thị phần ngành hàng này. Đây là bước đột phá đến ngạc nhiên vì từ trước đến nay chưa có doanh nghiệp TATS nào thực hiện. Nhưng Sao Mai đã tiên phong vì điều này mang lại nhiều lợi ích như: Hạn chế các tạp chất bị trộn lẫn trong khoai mì lát; Sản phẩm thức ăn sạch sẽ giúp cá tiêu hóa tốt hơn, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt (FCR); Tăng độ kết dính, hạn chế tốc độ phân hủy của viên thức ăn; Hạn chế bụi trong nhà máy nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đặc biệt dùng tinh bột mì sẽ không còn độc tố Aflatoxin (chất gây ung thư mạnh, tác động đến gan thận, gây suy giảm hệ miễn dịch) nên cá ít bệnh, ít hao hụt và lớn nhanh hơn.
Sao Mai Super Feed - Sự lựa chọn thông minh
Suy cho cùng, từ việc phát triển vùng nguyên liệu nông sản, Tập đoàn đã hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm TATS, chất lượng cá thương phẩm đến nâng cao giá trị thủy sản xuất khẩu.
Một cách làm minh bạch và mang tính trách nhiệm xã hội rất cao của Sao Mai nhằm thỏa các tiêu chí; truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn môi trường lao động…. khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) đã chính thức được Nghị Viện châu Âu thông qua. Vận hội mới đang mở ra để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trong đó có Sao Mai tiến sâu vào thị trường khó tính EU.
Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/kinh-te/mua-mi-nang-ky/115019.htm