Mua sắm nhanh hay mua sắm chậm, đâu mới là xu hướng đáng để theo đuổi?

Đây là thời đại mà các video ngắn hướng dẫn sử dụng hoặc review trên TikTok có thể kích thích mua sắm và trải nghiệm dịch vụ. Vì vậy, mạng xã hội là công cụ tiếp thị nhanh, hiệu quả dành cho các doanh nghiệp biết mượn sức và tận dụng công nghệ. Còn người tiêu dùng thì chia làm hai trường phái: Mua sắm nhanh và mua sắm chậm.

Thật khó để lựa chọn giữa việc mua sắm nhanh và mua sắm chậm, vì chung quy lại nó đều có chung một mục đích là tiêu dùng và kích cầu kinh tế. Vậy điểm khác biệt giữa chúng là gì?

Xu hướng mua sắm nhanh: Thấy ngay - mua liền

Chúng ta là những người đang sống trong thời đại mà chỉ cần quẹt quẹt, lướt lướt vài vòng trên điện thoại là gần như nắm bắt được mọi thứ thú vị nhất đang được viral. Vậy nên không có gì quá ngạc nhiên, khi người tiêu dùng hình thành thói quen mua sắm mới: Thấy ngay - mua liền những thứ đang được lan truyền trên mạng xã hội.

Việc của các doanh nghiệp là làm sao để sản phẩm hoặc dịch vụ của mình viral thật tốt và tiếp cận được nhiều người hơn. Những cơn sốt gần đây như mochi chấm kem sữa, trà mãng cầu hay gỏi gà măng cụt, đều là những minh chứng rõ ràng cho việc chỉ cần sản phẩm được lan truyền mạnh trên TikTok, mọi người sẽ mua nhanh, mua gấp, mua liền.

Người tiêu dùng hình thành thói quen mua sắm mới: Thấy ngay - mua liền những thứ đang được lan truyền trên mạng xã hội.

Người tiêu dùng hình thành thói quen mua sắm mới: Thấy ngay - mua liền những thứ đang được lan truyền trên mạng xã hội.

Cũng giống như mọi thế hệ trước đây, từng mê mẩn chạy theo các sản phẩm được PR qua phim ảnh hay tạp chí, giới trẻ hiện tại là các Gen Z cũng mong muốn sở hữu những thứ được ưa chuộng nhất tại thời điểm này. Họ phải mua càng nhanh càng tốt, chụp ảnh selfie hoặc quay video ngắn để review về trải nghiệm mua sắm của bản thân đối với sản phẩm hoặc thương hiệu. Từ niềm đam mê mua sắm thuần túy, việc này đã trở thành xu hướng khó mà cản được.

Những cơn sốt gần đây như mochi chấm kem sữa là minh chứng rõ ràng cho xu hướng mua sắm nhanh.

Những cơn sốt gần đây như mochi chấm kem sữa là minh chứng rõ ràng cho xu hướng mua sắm nhanh.

Nắm bắt được nhu cầu đó của giới trẻ, là những người có phần lớn cuộc sống phụ thuộc vào mạng xã hội, các nhà kinh doanh đã thành lập những chiến lược PR mới phù hợp với thời đại như mua sắm vì phấn khích, mua sắm vì tò mò, mua sắm vì sợ bỏ lỡ...

Trào lưu diễn ra song song
và hoàn toàn đối nghịch: Mua sắm chậm

Trái với việc mua sắm do phấn khích, một hiện tượng cũng đang diễn ra song song nhưng hoàn toàn đối nghịch, đó là mua sắm chậm, dành nhiều thời gian để chiêm nghiệm thương hiệu rồi mới xuống tiền.

Kinh doanh online không đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm của khách hàng, trong khi đây là một nhu cầu không bao giờ biến mất của người tiêu dùng.

Kinh doanh online không đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm của khách hàng, trong khi đây là một nhu cầu không bao giờ biến mất của người tiêu dùng.

Sau một thời gian chiêm nghiệm những lợi ích từ kinh doanh online, các doanh nghiệp cũng dần nhận ra đây không phải là một giải pháp lâu dài, dù thực sự nó đang là xu hướng và giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận. Nhưng kinh doanh online không đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm của khách hàng, trong khi đây là một nhu cầu không bao giờ biến mất của người tiêu dùng.

Vậy nên, tốt hơn hết vẫn là giữ chân khách và giúp họ giải khuây bằng không gian cửa hàng, dịch vụ chăm sóc mà không quá chú trọng vào thương mại. Khách hàng được khuyến khích trải nghiệm mọi thứ, trong một không gian dễ chịu, thân thiện của các cửa hàng, cho đến khi họ nảy sinh nhu cầu sử dụng thực sự và mua mọi thứ vì tình cảm với thương hiệu.

Giữ chân khách và giúp họ giải khuây bằng không gian cửa hàng, dịch vụ chăm sóc là mục tiêu chính của xu hướng mua sắm chậm.

Giữ chân khách và giúp họ giải khuây bằng không gian cửa hàng, dịch vụ chăm sóc là mục tiêu chính của xu hướng mua sắm chậm.

Mục tiêu chính là tăng cường sự gắn kết thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng, dựa theo sở thích và nhu cầu hơn là kích thích mua sắm bằng cảm tính. Các cửa hàng nắm bắt xu hướng này đã nhanh chóng chuyển đổi theo mô hình trải nghiệm, ví dụ như sắp xếp nhiều chỗ ngồi hơn để khách thoải mái vừa mua sắm vừa nghỉ ngơi, tổ chức workshop để trải nghiệm sản phẩm miễn phí và để khách hàng tự quyết định mua hay không.

Khách hàng được khuyến khích dành nhiều thời gian để chiêm nghiệm thương hiệu rồi mới xuống tiền.

Khách hàng được khuyến khích dành nhiều thời gian để chiêm nghiệm thương hiệu rồi mới xuống tiền.

Xu hướng mua sắm chậm được các nhà nghiên cứu dự đoán rằng sẽ bùng nổ và chiếm lĩnh tương lai. Vì nó khớp hoàn hảo với xu hướng bền vững đang lớn mạnh trong ngành thời trang.

Ái Phương

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/mua-sam-nhanh-hay-mua-sam-cham-dau-moi-la-xu-huong-dang-de-theo-duoi-post1542204.tpo