Mùa Thu hương cốm mới

BHG - Đất trời vào Thu cũng là lúc những cánh đồng lúa nếp trên địa bàn huyện Bắc Quang trổ bông xanh non, trở thành nguồn nguyên liệu tuyệt vời kết tinh sản phẩm ẩm thực tinh túy, làm say lòng thực khách, đó là cốm.

Từ lâu, cốm đã trở thành ẩm thực đặc trưng không thể thiếu của đồng bào Tày, Nùng huyện Bắc Quang trước mùa lúa nếp chín. Cốm không chỉ là món ăn truyền thống, được sử dụng trong các dịp lễ hội, đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác của người Tày, Nùng mà còn mang ý nghĩa tâm linh, nhân văn sâu sắc. Lúa nếp non chính là biểu tượng của sự tươi mới, tinh khiết của đất trời, biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Việc làm cốm từ lúa nếp non được xem là nghi thức tâm linh, cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên UBND huyện Bắc Quang tổ chức “Hội thi Cốm – Tinh hoa từ cây lúa” với quy mô cấp huyện. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh nghề làm cốm truyền thống của địa phương gắn với gìn giữ nét văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo, hướng tới mục tiêu phát triển cốm thành sản phẩm hàng hóa, sản phẩm OCOP có thương hiệu trong phát triển du lịch nông thôn bền vững, hiệu quả. Đồng thời, tạo “cú hích” chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị sản phẩm trên diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho nông hộ.

Phụ nữ Tày xã Quang Minh tỉ mỉ lựa chọn từng bông lúa nếp non để chuẩn bị nguyên liệu làm cốm.

Phụ nữ Tày xã Quang Minh tỉ mỉ lựa chọn từng bông lúa nếp non để chuẩn bị nguyên liệu làm cốm.

Những hạt lúa nếp non, căng mẩy, còn ngậm sữa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dẻo, thơm của cốm.

Những hạt lúa nếp non, căng mẩy, còn ngậm sữa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dẻo, thơm của cốm.

Kỹ thuật làm cốm truyền thống theo phương pháp thủ công được trao truyền bí quyết qua nhiều thế hệ. Các công đoạn như nướng, tách hạt, vò, giã, sàng sảy, gói cốm, xôi cốm... đều được thực hiện tỉ mỉ, kỳ công nhằm cho ra đời sản phẩm cốm thơm ngon, hấp dẫn nhất.

Kỹ thuật làm cốm truyền thống theo phương pháp thủ công được trao truyền bí quyết qua nhiều thế hệ. Các công đoạn như nướng, tách hạt, vò, giã, sàng sảy, gói cốm, xôi cốm... đều được thực hiện tỉ mỉ, kỳ công nhằm cho ra đời sản phẩm cốm thơm ngon, hấp dẫn nhất.

Qua đôi tay khéo léo của đồng bào Tày đã tạo nên sản phẩm cốm đa dạng như: Cốm tươi, bánh Cốm, Cốm lam, xôi Cốm, chả Cốm, chè Cốm... chất chứa hương vị thơm ngậy, dịu ngọt, quyến rũ vị giác.

Qua đôi tay khéo léo của đồng bào Tày đã tạo nên sản phẩm cốm đa dạng như: Cốm tươi, bánh Cốm, Cốm lam, xôi Cốm, chả Cốm, chè Cốm... chất chứa hương vị thơm ngậy, dịu ngọt, quyến rũ vị giác.

Hiện nay, ngoài phương pháp làm cốm thủ công, nhiều hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bắc Quang đã áp dụng công nghệ trong việc làm các loại bánh cốm và sản phẩm từ cốm có chất lượng cao để đưa ra thị trường, trở thành hàng hóa được nhiều người yêu mến ẩm thực quan tâm.

Hiện nay, ngoài phương pháp làm cốm thủ công, nhiều hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bắc Quang đã áp dụng công nghệ trong việc làm các loại bánh cốm và sản phẩm từ cốm có chất lượng cao để đưa ra thị trường, trở thành hàng hóa được nhiều người yêu mến ẩm thực quan tâm.

Phóng sự ảnh: THU PHƯƠNG

Nguồn Hà Giang: http://baohagiang.vn/van-hoa/202310/mua-thu-huong-com-moi-1ac3c4c/