Mùa xuân tham quan Núi Cấm

Chỉ cần đặt chân đến An Giang hay nhắc đến địa danh Bảy Núi thôi thì ai ai cũng đều được nghe hàng loạt câu chuyện hay những đồn đại về nhiều dấu ấn đã xuất hiện từ trăm năm trước.

Đó là bàn tay Phật, sân tiên, mộ tiên, bàn chân tiên, giếng tiên (có nơi còn gọi là mắt đá thần), hòn đá tượng, dấu chân hình chiếc giày... rất đỗi lạ lùng vẫn còn “rõ nét” cho đến tận hôm nay.

Phật Thạch Thủ trong khu tham quan ĐMT An Hảo dưới chân Núi Cấm

Phật Thạch Thủ trong khu tham quan ĐMT An Hảo dưới chân Núi Cấm

Ly kỳ hơn là truyền thuyết về kho báu trong lòng Núi Cấm, những giai thoại về Chúa Nguyễn Ánh đã từng đặt chân đến Thiên Cấm Sơn, huyền thoại về rắn hổ mây, Vồ Chư thiên, Vồ Bồ hong, Vồ Hội, Điện Ngọc Hoàng, Điện ông Tơ - bà Nguyệt, Bàn cờ đá, thạch đai đao… cùng nhiều di chỉ khác đã đánh dấu sự có mặt của đấng siêu nhiên từ ngày xưa lắm, từ lúc mới có Trái đất.

Lượng du khách đi cáp treo Núi Cấm tăng đột biến so với năm ngoái - tín hiệu rất đáng phấn khởi cho mùa trẩy hội xuân trên Thiên Cấm Sơn

Lượng du khách đi cáp treo Núi Cấm tăng đột biến so với năm ngoái - tín hiệu rất đáng phấn khởi cho mùa trẩy hội xuân trên Thiên Cấm Sơn

Hương khói chốn tâm linh trên đỉnh Núi Cấm

Hương khói chốn tâm linh trên đỉnh Núi Cấm

Có một định nghĩa rất khác về nơi tiên cảnh

Có thể là sự tình cờ của tạo hóa hoặc ý định siêu nhiên nào đó mà nhiều hình dạng tựa dấu chân người ngang qua lớp đất bùn sau cơn mưa, với các ngón khá rõ ràng. Có người còn bạo miệng hỏi đó có phải là dấu chân của người ngoài hành tinh có kích cỡ khá lớn xuất hiện trên núi Cô Tô hay Núi Cấm hay không.

KTS Võ Xên đang khảo sát dấu chân tiên trên núi Cô Tô

KTS Võ Xên đang khảo sát dấu chân tiên trên núi Cô Tô

Được tiếp cận với các dấu vết ly kỳ thực sự mang đến cảm giác rất thú vị. Khi đứng trước sự trùng hợp kỳ lạ của thiên nhiên khiến nhiều người cảm thấy tin tưởng vào một thế lực siêu nhiên nào đó. Một số người cố gắng ướm bàn chân của mình vào bàn chân tiên, thậm chí họ còn cầu nguyện điều gì đó cho gia đình và bản thân.

Ngoài bàn chân tiên, khách hành hương còn nghe đến cách gọi "giếng tiên" ở vùng Bảy Núi. Trong đó 5 giếng tiên trên đỉnh Ngũ Hồ Sơn (núi Dài Năm Giếng) thật độc đáo.

Người ta nói rằng nước trong các giếng này chưa bao giờ vơi xuống dù trên núi có khô đến đâu

Người ta nói rằng nước trong các giếng này chưa bao giờ vơi xuống dù trên núi có khô đến đâu

Theo truyền thuyết mà nhiều người lan truyền, hằng năm, cứ mỗi độ vào xuân, trên Thiên Cấm Sơn đều có lễ hội, các bậc chư tiên đều tụ hội về đây. Họ vui chơi ca hát, uống rượu và đánh cờ. Bàn cờ đá hiện nay vẫn còn, nằm trên điện Cửu Phẩm. Sau khi vui chơi ở đây, họ tìm qua núi kế bên chơi tiếp, mỗi lần đi chỉ cần bước một bước là qua tới. Vì vậy mà núi Cấm thì có dấu chân trái, còn núi Cô Tô thì có dấu chân phải.

Dấu chân có hình chiếc giày đinh

Dấu chân có hình chiếc giày đinh

Đường lên núi Cấm mùa này khách hành hương đi đông nghịt trên các phương tiện vận chuyển, đặc biệt lượng khách đi cáp treo Núi Cấm tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2022. Du khách đến đây dâng hương cho các dấu tiên để lại chốn trần gian để cầu sự bảo hộ, che chở.

Buffet cáp treo Núi Cấm diễn ra từ 20 - 29 tháng Giêng như một sự kế tục lễ hội ẩm thực có từ thuở xa xưa ở Thiên Cấm Sơn

Buffet cáp treo Núi Cấm diễn ra từ 20 - 29 tháng Giêng như một sự kế tục lễ hội ẩm thực có từ thuở xa xưa ở Thiên Cấm Sơn

Tham quan Núi Cấm đầu năm để chạm đến những “di sản” của đấng siêu nhiên, cầu mong sự chở che, tận hưởng cảnh sắc của chốn bình yên đầy kỳ ảo và cũng dần trở về với lễ hội ẩm thực mùa xuân đã có từ xa xưa. Buffet cáp treo Núi Cấm như một phiên bản thật ấm áp và đa dạng sắc màu.

H.V

Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/mua-xuan-tham-quan-nui-cam-192972.html