Mức lương bổng lộc của Hoàng hậu, quý phi, phi tần và một số chức vụ trong cung là bao nhiêu?

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, việc cấp phát bổng lộc định kỳ hàng năm cho các phi tần, thái giám, cung nữ và thị vệ bắt đầu được tiến hành từ thời nhà Minh. Đến khi nhà Thanh nắm quyền thống trị, quy chế này tiếp tục được kế thừa và duy trì.

Trong hoàng cung thời nhà Thanh, có khoảng hơn 10.000 người từ thái hậu, hoàng thượng, hoàng hậu và thê thiếp đến thái giám, cung nữ và thị vệ. Chiếu theo quy chế của Thanh cung, hậu cung của các vị Hoàng đế chỉ được phép có 1 Hoàng hậu, 1 Hoàng Quý phi, 2 Quý phi, 4 Phi, 6 Tần. Có khoảng 5.000 thái giám, 3.000 cung nữ, 3.000 thị vệ.

Mức lương bổng lộc của những người sống trong cung như thế nào? (Ảnh minh họa)

Mức lương bổng lộc của những người sống trong cung như thế nào? (Ảnh minh họa)

Vậy mức lương bổng lộc của họ như thế nào khi sống trong cung?

1. Hậu cung

Về chế độ cấp phát bổng lộc, mỗi hàm phi vị khác nhau sẽ được hưởng thụ những đại ngộ khác nhau. Đãi ngộ này sẽ bao gồm cả ngân lượng cấp theo năm và các nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Cấp độ hậu cung của nhà Thanh bao gồm hoàng hậu, hoàng Quý phi, quý phi, Phi, tần. Các cấp bậc thấp hơn như Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng tuy không giới hạn số lượng nhưng cũng không thể lựa chọn một cách tùy tiện.

Theo lẽ thông thường, người được hưởng thụ đãi ngộ cao nhất trong hậu cung Thanh triều nghiễm nhiên sẽ là Thái hậu. Mỗi năm, Thái hậu sẽ được hưởng 20 lượng vàng và 2.000 lượng bạc.

Hưởng mức đãi ngộ cao thứ hai là Hoàng Hậu. Dựa vào ghi chép của Thanh cung, Hoàng hậu mỗi năm được hưởng 1000 lượng bạc. Tiếp theo sẽ là Hoàng Quý phi với 800 lượng bạc mỗi năm.

Các vị Quý phi trong hậu cung Thanh triều mỗi năm được cấp phát 600 lượng bạc làm bổng lộc.

Những người ở hàng Phi vị sẽ được hưởng bổng lộc 300 lượng bạc/năm.

Những phi tử mang Tần vị thường được cấp phát 200 lượng bạc mỗi năm.

Quý nhân trong hậu cung Thanh triều mỗi năm được cấp 100 lượng bạc làm bổng lộc.

Xếp dưới Quý nhân là các Thường tại, nhóm người này được phát 50 lượng bạc làm bổng lộc hàng năm.

Đứng cuối trong danh sách những phi tần có chức vị trong hậu cung là các Đáp ứng. Họ chỉ nhận được 30 lượng bạc để chi tiêu cho cả năm.

Ngoài số bổng lộc được xem như tiền lương kể trên, mỗi phi tần ở các thứ bậc khác nhau sẽ được hưởng những đãi ngộ khác nhau về nhu yếu phẩm. Số vật dụng này sẽ bao gồm trang sức, lụa gấm, ngọc trai, cung nữ thái giám hầu hạ…

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, vào dịp sinh nhật của mỗi phi tử, nhà vua sẽ ban thưởng cho họ quà tặng là những lễ vật riêng. Trong các dịp lễ tết, những phi tần có con đều được Hoàng đế phát "hồng bao".

Chính sự phân biệt đãi ngộ về cấp bậc như trên đã trở thành một trong những lý do khiến các phi tần nơi hậu cung sẵn sàng dùng cả tính mạng của mình để tranh giành sự sủng ái của Hoàng đế và diệt trừ đối thủ.

2. Thái giám

Vào thời nhà Thanh, tiền lương của thái giám được tính theo tháng, và chủ yếu bao gồm ba phần: tiền lương hàng tháng, tiền gạo hàng tháng và tiền công thần. Thu nhập của các thái giám trong triều nhà Thanh có quy định rõ ràng. Số tiền nhận được liên quan đến cấp bậc của các thái giám trong hoàng cung. Cấp bậc càng cao thì thu nhập càng nhiều.

Lương tháng của thái giám cấp 4 là 8 lạng bạc, lương tháng của thái giám cấp 5 là 7 lạng bạc, lương tháng của thái giám cấp 6 là 5 lạng bạc. Các thái giám ở cấp thấp nhất chỉ được 2 lạng bạc mỗi tháng. Vào cuối mỗi năm, hoàng đế cũng sẽ phân bổ vài nghìn lượng bạc làm tiền thưởng cuối năm cho các thái giám, bình quân mỗi người là 22 lượng.

Ngoài phần tiền chính thức, thái giám cũng nhận được nhiều khoản khác như thưởng Tết, thưởng sinh nhật, thưởng làm thêm công việc,... Đặc biệt nhất là đến lúc đại hôn của Hoàng đế hoặc Hoàng tử, ban thưởng sẽ càng nhiều hơn. Ngoài tiền và bạc, thái giám còn có thể nhận được tơ lụa, lông thú, châu báu, ngọc bích và nhiều bức tranh thư pháp có giá trị.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

3. Cung nữ

Nhà Thanh tuy không quy định rõ ràng về cấp bậc của cung nữ mà họ được xác định tùy theo địa vị của chủ nhân. Cách đối đãi với các cung nữ không bằng thái giám. Tuy nói cung nữ và thái giám đều là thuộc hạ trong hậu cung, nhưng giữa họ vẫn có một số điểm khác biệt. Một là vì thái giám bị "thiến", việc trả bổng lộc cao là một loại đãi ngộ. Lý do thứ 2 là vì cung nữ chỉ hầu hạ chủ nhân, thái giám phải làm thêm, việc nặng nhọc đều do thái giám làm.

Trong triều đại nhà Thanh, các cung nữ nhập cung từ 1 đến 5 năm sẽ chỉ nhận được 3 lượng lương trong một năm, trong khi các cung nữ từ 5 đến 10 năm sẽ nhận được 50 lượng, trong khi những người hơn 10 năm thì được nhận nhiều hơn nữa. Ngoài lương, trong cung còn có thưởng. Phần thưởng trong cung tương đối hào phóng, thu nhập cũng nhiều. Nói chung, cách đối xử của các cung nữ trong triều đại nhà Thanh vẫn rất tốt.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Hơn nữa, dù là cung nữ nhưng vẫn có thể đổi đời nếu có cơ hội được Hoàng đế sủng ái. Trong lịch sử, có rất nhiều vị phi tần có xuất thân từ cung nữ. Đây có thể là mơ ước của mọi cung tần mỹ nữ nhưng quả thực không phải chuyện dễ dàng để họ “thăng quan tiến chức”. Chỉ có thể nói là có cơ hội rất nhỏ.

Theo Dương Huyền/CL&XH

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/muc-luong-bong-loc-cua-hoang-hau-quy-phi-phi-tan-va-mot-so-chuc-vu-trong-cung-la-bao-nhieu/20240602011614148