Mục sở thị căn biệt thự cổ nơi phát đi bản Tuyên ngôn Độc lập có nguy cơ phá bỏ

Căn biệt thự cổ số 128 Đại La (Hai Bà Trưng - Hà Nội) nơi phát thanh bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nguy cơ bị phá bỏ do vướng dự án thi công, cải tạo đường Vành đai 2.

Căn biệt thự cổ được xây dựng theo kiến trúc Pháp năm 1922, thuộc quần thể nhà cổ của Trạm vô tuyến - Điện báo, nay thuộc số 128 Đại La (Hai Bà Trưng - Hà Nội).

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, đúng 11h30 ngày 7/9/1945, tại đây, Đài tiếng nói Việt Nam đã có buổi phát thanh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập cho đồng bào cả nước nghe.

Trải qua gần 1 thế kỷ, đến nay căn biệt thự cổ nằm trong hành lang thi công mở rộng đường Vành đai 2 (đoạn từ Ngã Tư Sở - Cầu Vĩnh Tuy). Chính vì vậy, trước nguy cơ bị phá bỏ, căn biệt thự đã và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhưng hầu hết người dân đều mong muốn giữ lại căn biệt thự như một dấu ấn về ngày Độc lập của non sông, đất nước.

Căn biệt thự cổ gần 100 tuổi nơi phát thanh bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 7/9/1945.

Căn biệt thự cổ gần 100 tuổi nơi phát thanh bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 7/9/1945.

Căn biệt thự có nguy cơ bị phá bỏ do vướng vào hành lang cải tạo, mở rộng đường Vành đai 2.

Căn biệt thự có nguy cơ bị phá bỏ do vướng vào hành lang cải tạo, mở rộng đường Vành đai 2.

Hiện trạng căn biệt thự vẫn khá chắc chắn.

Hiện trạng căn biệt thự vẫn khá chắc chắn.

Xung quanh căn biệt thự đã được giải tỏa để phục vụ việc thi công, tuy nhiên căn biệt thự vẫn đang chờ các cơ quan chức năng quyết định.

Xung quanh căn biệt thự đã được giải tỏa để phục vụ việc thi công, tuy nhiên căn biệt thự vẫn đang chờ các cơ quan chức năng quyết định.

Buổi phát thanh đầu tiên do bà Dương Thị Ngân (Ngân Thanh) - phát thanh viên nữ đầu tiên của Việt Nam - xướng lên, rồi ông Nguyễn Văn Nhất - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam, xướng lại một lần nữa.

Buổi phát thanh đầu tiên do bà Dương Thị Ngân (Ngân Thanh) - phát thanh viên nữ đầu tiên của Việt Nam - xướng lên, rồi ông Nguyễn Văn Nhất - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam, xướng lại một lần nữa.

Căn nhà đã trải qua thời gian dài bằng một đời người

Căn nhà đã trải qua thời gian dài bằng một đời người

Trong những năm 1976-1977, biệt thự được phân cho hai gia đình cán bộ cấp cao của Đài tiếng nói Việt Nam, đồng thời cũng là những nhân vật lịch sử quan trọng, là vợ chồng ông Lý Văn Sáu và vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhất - bà Dương Thị Ngân.

Trong những năm 1976-1977, biệt thự được phân cho hai gia đình cán bộ cấp cao của Đài tiếng nói Việt Nam, đồng thời cũng là những nhân vật lịch sử quan trọng, là vợ chồng ông Lý Văn Sáu và vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhất - bà Dương Thị Ngân.

19/12/1946, bà Dương Thị Ngân đã đọc bản tin đặc biệt. "Đồng bào chú ý. Tiếng đại bác đã nổ. Cuộc kháng chiến bắt đầu. Mời đồng bào và chiến sĩ cả nước nghe mệnh lệnh chiến đấu... Buổi phát thanh phải tạm dừng ở đây, mời đồng bào đón nghe bản tin vào 6h sáng ngày mai".

19/12/1946, bà Dương Thị Ngân đã đọc bản tin đặc biệt. "Đồng bào chú ý. Tiếng đại bác đã nổ. Cuộc kháng chiến bắt đầu. Mời đồng bào và chiến sĩ cả nước nghe mệnh lệnh chiến đấu... Buổi phát thanh phải tạm dừng ở đây, mời đồng bào đón nghe bản tin vào 6h sáng ngày mai".

Biết tin căn biệt thự có nguy cơ bị phá bỏ, người thân quê bà Dương Thị Ngân đã đến nói chuyện và cùng chụp những bức ảnh kỷ niệm.

Biết tin căn biệt thự có nguy cơ bị phá bỏ, người thân quê bà Dương Thị Ngân đã đến nói chuyện và cùng chụp những bức ảnh kỷ niệm.

Bà Dương Thị Ngân cho biết, gia đình cũng nhận được thông báo về phương án đền bù, giải tỏa từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của quận Hai Bà Trưng.

Bà Dương Thị Ngân cho biết, gia đình cũng nhận được thông báo về phương án đền bù, giải tỏa từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của quận Hai Bà Trưng.

Chủ nhân nhiều lần tỏ vẻ nuối tiếc khi phải dọn đi, nhưng với trách nhiệm một công dân, bà khẳng định sẽ chấp hành những quyết định của các cấp có thẩm quyền.

Chủ nhân nhiều lần tỏ vẻ nuối tiếc khi phải dọn đi, nhưng với trách nhiệm một công dân, bà khẳng định sẽ chấp hành những quyết định của các cấp có thẩm quyền.

Chủ nhân ngôi biệt thự cũng đưa ra đề nghị nếu Thành phố có đất để giữ ngôi nhà này lại phục vụ cho việc bảo tồn thì nên di dời để giữ lại dấu ấn của đất nước.

Chủ nhân ngôi biệt thự cũng đưa ra đề nghị nếu Thành phố có đất để giữ ngôi nhà này lại phục vụ cho việc bảo tồn thì nên di dời để giữ lại dấu ấn của đất nước.

Lê Bảo

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/muc-so-thi-can-biet-thu-co-noi-phat-di-ban-tuyen-ngon-doc-lap-co-nguy-co-pha-bo-20191219093647066.htm