Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023 là một thách thức

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của Việt Nam trong năm nay có nguy cơ bị ảnh hưởng do suy thoái toàn cầu tác động tiêu cực đến xuất khẩu, khủng hoảng bất động sản kéo dài và lãi suất cao đang cản trở hoạt động kinh doanh.

Trình bày Báo cáo thẩm tra trong phiên khai mạc chính thức kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XV sáng ngày 22/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, dự báo tăng trưởng đang bộc lộ “thách thức” sau khi GDP quý I tăng trưởng yếu, ngành xây dựng và thị trường vốn tiếp tục gặp khó khăn về tài chính.

"Tăng trưởng GDP Quý I.2023 đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch Covid -19 và trên nền thấp của cùng kỳ năm trước cho thấy, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%) là rất khó khăn", ông Thanh phát biểu.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Ủy ban Kinh tế cũng tiếp tục kêu gọi NHNN chủ động xem xét tiếp tục hạ lãi suất điều hành và các ngân hàng hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp. Có 104 nghìn tỷ đồng (4,4 tỷ USD) trái phiếu đáo hạn chỉ riêng trong quý 3, điều này có thể gây ra “rủi ro tiềm ẩn cho thị trường,” ông Thanh nói.

Ngân hàng Nhà nước đã hai lần giảm lãi suất điều hành trong năm nay, lần đầu tiên là sau khi GDP giảm xuống 3,32% trong quý vừa qua, trong khi xuất khẩu giảm ba trong bốn tháng qua, điều này cho thấy rủi ro mà các thách thức toàn cầu và trong nước đặt ra đối với nền kinh tế của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: “Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường chính của nước ta giảm mạnh do lạm phát, căng thẳng địa chính trị và chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước”.

Việt Nam thường công bố mức tăng trưởng GDP không thấp hơn 5% thời kỳ trước đại dịch, đang gặp phải tình trạng nhu cầu từ thị trường toàn cầu giảm sút, điều này càng trở nên trầm trọng hơn do những khó khăn tài chính. Xuất khẩu của Việt Nam đóng góp trên 100% GDP của cả nước, khiến Việt Nam trở thành một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại trên thế giới.

“Thị trường bất động sản và các tập đoàn tiếp tục khó trả nợ gốc và lãi trái phiếu, điều này gây bất lợi cho khả năng thanh khoản của họ”, ông Thanh nói.

Đồng thời, hoạt động kinh doanh của khu vực sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng tiêu cực do đơn hàng toàn cầu sụt giảm, Phó Thủ tướng Lê Minh Khải phát biểu.

Tuần trước, Fitch Ratings nhận định mặc dù rủi ro bất động sản tại Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ngân hàng, nhưng cuộc khủng hoảng thanh khoản có khả năng sẽ giảm bớt và hệ thống ngân hàng có khả năng tránh được tình trạng suy thoái nghiêm trọng, điều này là do phản ứng của chính phủ và các ngân hàng.

T.V

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//viet-nam/muc-tieu-tang-truong-kinh-te-6-5-trong-nam-2023-la-mot-thach-thuc-1092725.html