Mỹ: 100 tỷ USD sắp đến tay các quốc gia nghèo để đối phó với biến đổi khí hậu

c phái viên khí hậu Mỹ John Kerry cho biết các nước giàu cuối cùng đã có thể đáp ứng cam kết cung cấp 100 tỷ USD hàng năm để giúp các quốc gia nghèo đối phó với biến đổi khí hậu, và sẽ bắt đầu từ năm nay.

Con số đó sẽ chậm hơn ít nhất hai năm so với mục tiêu năm 2020 mà các nước phát triển đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Copenhagen vào năm 2009.

Đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry. Ảnh: TPT

Bài liên quan

Nhóm Bộ tứ họp bàn về biến đổi khí hậu, Covid và Trung Quốc

Cơ hội của đại dương: Tại sao tảo biển có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu sẽ mang nhiều cơn bão hơn đến các thành phố lớn trên thế giới

Trận lũ lụt '100 năm mới có một lần' của Malaysia phơi bày thực tế về biến đổi khí hậu

Ông Kerry nói trong một cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về “Tài chính khí hậu để duy trì hòa bình và an ninh” rằng Tổng thống Joe Biden cam kết tăng tài trợ của Mỹ cho các nước đang phát triển để giúp chống lại biến đổi khí hậu.

Ông cho biết vào tháng 9 năm ngoái, ông Biden đã hứa sẽ tăng tài chính hàng năm lên hơn 11 tỷ USD, gấp bốn lần nguồn tài trợ so với thời kỳ của ông Barack Obama.

Kerry nói: “Sự gia tăng đó sẽ giúp chúng tôi đạt được 100 tỷ USD. Chúng tôi chỉ đang làm một chút gì đó cho năm 2022. Chắc chắn con số này sẽ đạt được vào năm 2023, và có khả năng sẽ được hiện thực hóa ngay trong năm nay".

Ông Kerry cho biết tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc vào tháng 11 năm ngoái ở Glasgow, ông Biden đã công bố “một kế hoạch khẩn cấp để thích ứng và phục hồi”. Ông nói: “Kế hoạch này sẽ giúp hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển có thể quản lý các tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu vào năm 2030".

Ông tiết lộ thêm rằng chính quyền Tổng thống Biden đang làm việc với Quốc hội Mỹ để chi 3 tỷ đô la hàng năm cho chương trình và tăng cường nỗ lực thích ứng cho năm 2024. “Đây là cam kết lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ", ông nói.

Cũng theo Kerry, quá trình chuyển đổi kinh tế mà tất cả các quốc gia phải thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu "sẽ không chỉ cần 100 tỷ USD mà là hàng nghìn tỷ USD. Không một chính phủ nào có thể đáp ứng được mức thâm hụt 2,5 nghìn tỷ đến 4,6 nghìn tỷ USD để tài trợ cho quá trình chuyển đổi này".

Vì vậy, theo ông, cách duy nhất để huy động hàng nghìn tỷ USD đó là làm việc với khu vực tư nhân: “Khu vực tư nhân sẽ rất quan trọng đối với sự thành công của chúng tôi vì có hàng nghìn tỷ đô la để đầu tư hợp pháp vào quá trình chuyển đổi này".

Mỹ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai sau Trung Quốc. Các nhà ngoại giao từ Trung Quốc và Ấn Độ cũng phát biểu tại cuộc họp hội đồng, chỉ trích việc các nước phát triển không đáp ứng các cam kết về khí hậu của họ, bao gồm cả việc chi 100 tỷ USD hàng năm cho các nước đang phát triển.

Phó đại sứ Liên Hợp Quốc của Trung Quốc Dai Bing cho biết các nước phát triển có “trách nhiệm đạo đức” và nghĩa vụ quốc tế bắt buộc theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 về việc cung cấp tài trợ cho các nước đang phát triển vì họ chịu trách nhiệm chính về biến đổi khí hậu và phát thải carbon.

Hoàng Nam (theo AP)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/my-100-ty-usd-sap-den-tay-cac-quoc-gia-ngheo-de-doi-pho-voi-bien-doi-khi-hau-post184985.html