Mỹ bác bỏ kế hoạch bầu cử của Myanmar, thúc giục ASEAN gây sức ép

Chính quyền Mỹ bày tỏ sự không hài lòng trước tuyên bố của chính quyền quân sự Myanmar về việc sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 8/2023, đồng thời cho rằng ASEAN cần can dự vào vấn đề này.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken đang tham dự cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN - Ảnh: Nhà trắng

Bài liên quan

Blinken gặp giám đốc WHO, ủng hộ cuộc điều tra thứ hai về nguồn gốc COVID-19

Ngoại trưởng Blinken coi Đức là người bạn tốt nhất của Mỹ

Blinken: Nga phải có trách nhiệm ngăn chặn tấn công ransomware

Tuyên bố này cho thấy “ASEAN phải tăng cường nỗ lực vì rõ ràng chính quyền Myanmar chỉ đang trì hoãn thời gian và muốn tiếp tục kéo dài lịch trình để có lợi cho riêng mình", một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.

"Ngày càng có nhiều lý do khiến ASEAN phải can dự vào vấn đề này, đồng thời thực hiện và duy trì các điều khoản của thỏa thuận 5 điểm mà Myanmar cũng đã ký kết", ông này nhấn mạnh.

Tuyên bố của quan chức Mỹ diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Antony Blinken đang tham dự cuộc họp trực tuyến kéo dài một tuần với các Ngoại trưởng ASEAN, một nỗ lực mới nhất của chính quyền Joe Biden nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước trong khu vực tuyến đầu của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngoại trưởng Blinken đang khuyến khích ASEAN bổ nhiệm một phái viên cho vấn đề Myanmar.

Trước các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra vào thứ Hai (2/8), Thống tướng Min Aung Hlaing được chỉnh làm thủ tướng lâm thời chính quyền Myanmar vào hôm Chủ nhật (1/8).

Trong bài phát biểu nhậm chức, người đứng đầu quân đội Myanmar tuyên bố hứa sẽ tổ chức bầu cử và dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào tháng 8 năm 2023, kéo dài thời hạn ban đầu được đưa ra là 1 năm khi quân đội phế truất nhà lãnh đạo đắc cử Aung San Suu Kyi vào ngày 1 tháng 2.

Trước đó thống tướng Junta Min Aung Hlaing đã tham dự một cuộc họp với các thành viên ASEAN về cuộc khủng hoảng vào tháng 4 dẫn đến cái gọi là tuyên bố đồng thuận kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực và một đặc phái viên khu vực.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo quân đội sau đó dường như đã phớt lờ các tuyên bố, không có phái viên nào được bổ nhiệm và hơn 900 người được cho là đã thiệt mạng trong cuộc trấn áp kéo dài 6 tháng với những người biểu tình chống chính phủ.

ASEAN có chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên dẫn đến các cuộc họp của khối gặp nhiều trục trặc trong nỗ lực đưa ra một phản ứng thống nhất về vấn Myanmar và thường xuyên khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc đối lập nhau khi cả hai tìm kiếm ảnh hưởng trong khu vực.

Quan chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ giải quyết "sự ép buộc" của Bắc Kinh đối với các quốc gia ASEAN ở Biển Đông đầy tranh chấp và cũng nêu rõ những lo ngại về nhân quyền ở Trung Quốc.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến thăm Đông Nam Á trong nỗ lực xây dựng các mối liên kết với khu vực và nói rằng tuyên bố của Bắc Kinh với Biển Đông không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.

Dự kiến Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ thăm Singapore cũng như Việt Nam trong tháng này, tiếp tục thể hiện chính sách của Mỹ đối với ASEAN.

Chấn Phong

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/my-bac-bo-ke-hoach-bau-cu-cua-myanmar-thuc-giuc-asean-gay-suc-ep-post148052.html