"Một điều gì đó sẽ xảy ra vào mùa thu này, khi Mỹ một lần nữa cố gắng dàn xếp cuộc khủng hoảng dầu mỏ để đạt được mục tiêu của mình", chuyên gia năng lượng Charles Kennedy đưa ra nhận xét trên tờ OilPrice.
Nhà phân tích cho rằng có rất ít trường hợp Washington tự giải quyết các nhiệm vụ kinh tế hoặc chính trị chiến lược của mình, hoặc đạt được các mục tiêu bản thân một cách hợp pháp và công bằng.
Về cơ bản, cuộc khủng hoảng nội bộ kéo dài dai dẳng sẽ được giải quyết bởi giới lãnh đạo Mỹ với chi phí tài nguyên của những quốc gia khác, khiến họ vào vực thẳm của chiến tranh và xung đột.
Như điều phối viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Cơ sở hạ tầng toàn cầu và An ninh năng lượng đã thông báo, chính quyền "cam kết 100% sẽ sớm bổ sung trữ lượng dầu chiến lược".
Điều này có nghĩa là việc bổ sung khối lượng lớn như vậy sẽ yêu cầu tiết kiệm chi phí với mức giá phải chăng nhất. Bây giờ giá đã ổn định ở mức 77 đô la, thậm chí còn cao hơn mức 72 đô la mà chính phủ đưa ra để mua.
Tất nhiên có thể chờ đợi giá dầu sẽ giảm xuống hơn nữa. Nhưng rất nhiều khả năng điều này sẽ không xảy ra do những nỗ lực của OPEC+ nhằm duy trì báo giá không chỉ ổn định, mà còn ở mức khá cao.
Theo nghĩa này, chính quyền Tổng thống Biden được hưởng lợi từ mức giá trong khoảng 65 đến tối đa 70 đô la một thùng để bổ sung cho kho dự trữ chiến lược thêm 200 - 250 triệu thùng.
Một tháng trước, giá dầu có xu hướng giảm, nhưng tình hình ở Trung Quốc và những nỗ lực của các tập đoàn dầu mỏ đã nhanh chóng kiềm chế quá trình trên, và chính phủ Mỹ không có thời gian để khôi phục kho dự trữ.
Tuy nhiên cách giải quyết vấn đề đã được chỉ định một cách tương đối rõ ràng - trạng thái khủng hoảng, trong đó giúp họ dễ dàng đạt được các điều kiện có thể chấp nhận.
Vì vậy, một cuộc khủng hoảng được tạo ra một cách giả tạo (khá dễ thực hiện trong tình hình hiện nay), với việc giá cả giảm mạnh xuống mức kỷ lục mà không phụ thuộc vào điều kiện thị trường sẽ đảm bảo thực hiện bản kế hoạch của Mỹ.
Điều nguy hiểm của cách tiếp cận trên là nếu phương pháp hạ giá nhằm mục đích bổ sung dự trữ thông qua gây sốc cho thị trường, thì khủng hoảng sẽ trở thành hiện tượng thường trực.
Lý do là bởi vì trước đó một thời gian ngắn, Nhà Trắng gần như đã cạn kiệt trữ lượng dầu mỏ mà họ đã phải nỗ lực tích lũy trong khoảng thời gian rất nhiều năm.
Vì vậy sẽ không thể bổ sung tất cả khối lượng hao hụt cùng một lúc, nó sẽ trở thành một hoạt động có thể "tái sử dụng" và mỗi lần gặp khó, Washington sẽ cố gắng thực hiện điều đó với chi phí rẻ nhất.
Nhưng dĩ nhiên đây chỉ là một nhận xét từ chuyên gia phân tích của tờ OilPrice, diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới trong thời gian sắp tới sẽ cho thấy ý kiến này chính xác hay chỉ đơn giản là phán đoán sai lầm.