Nga đã đình chỉ việc tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (Hiệp ước New START) ký với Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vào ngày 21/2/2023 trong bài phát biểu trước Quốc hội liên bang.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng Moskva sẽ không cho phép tiến hành các cuộc kiểm tra theo thỏa thuận, và những đơn đăng ký mới sẽ bị bỏ qua hoặc bị từ chối vì những lý do chính thức.
Washington cực kỳ lo ngại về quyết định của Nga, vì việc bảo tồn New START là vì lợi ích của chính nước Mỹ. Nga không rút khỏi hiệp ước, nhưng Mỹ lo ngại bước đi như vậy hoàn toàn có thể xảy ra do mối quan hệ giữa hai bên ngày càng xấu đi.
“Chính quyền Mỹ nên bình tĩnh phản ứng trước quyết định của Nga và tiếp tục tuân thủ giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân theo Hiệp ước, miễn là họ đánh giá Nga vẫn đang thực hiện điều đó”, bài báo viết.
Cần nhớ lại rằng Hiệp ước New START quy định giới hạn về số lượng đầu đạn mà Nga và Mỹ có thể lắp đặt trên các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân của họ.
Giới hạn quy định cụ thể cho mỗi quốc gia là 1.550 đầu đạn hạt nhân. Các cuộc kiểm tra theo Hiệp ước giúp theo dõi thực chất việc Moskva và Washington tuân thủ những điều khoản hạn chế.
“Nga mặc dù đã đưa ra tuyên bố đình chỉ New START, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá tính đến cuối năm 2022, Nga có lẽ vẫn tuân thủ giới hạn 1.550 đầu đạn chiến lược được triển khai", tờ BAS nói rõ.
Bây giờ Mỹ phải nỗ lực thuyết phục Nga gia hạn Hiệp ước. Theo ông Pifer, điều này có thể được thực hiện theo 3 cách. Đầu tiên, chính quyền Mỹ nên tuyên bố sẽ tiếp tục tuân thủ giới hạn, miễn là họ không cho rằng Nga đã vi phạm.
Cựu Đại sứ cho biết: “Điều này có cơ sở: từ năm 1981 đến năm 1986, chính quyền Tổng thống Reagan có chính sách không phá hoại hiệp ước SALT II chưa được phê chuẩn cho đến khi Liên Xô làm như vậy".
Lựa chọn thứ hai: Washington nên đưa ra tối hậu thư cho Moskva và tuyên bố rằng Mỹ sẽ đơn phương gửi thông tin về lực lượng hạt nhân của mình tới Nga cho đến cuối năm 2023.
“Tuy nhiên, nếu Nga không trở lại tuân thủ đầy đủ Hiệp ước New START vào cuối thời hạn này, Mỹ sẽ ngừng cung cấp dữ liệu và thông báo đơn phương”, Đại sứ Peifer chỉ ra.
Đồng thời, ông Peifer tin rằng ngay cả sau đó, Mỹ nên gửi một số dữ liệu ngoài thỏa thuận cho Moskva, nếu thông tin này làm giảm rủi ro của một tính toán sai lầm chiến lược.
“Thứ ba, nghiên cứu của Lầu Năm Góc vào năm 2012 cho thấy Nga có thể vượt quá giới hạn Hiệp ước New START mà không ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ".
"Nhà Trắng nên chỉ đạo Lầu Năm Góc chuẩn bị báo cáo về những phương án ứng phó có thể xảy ra nếu lực lượng hạt nhân chiến lược Nga vượt quá giới hạn này”, bài báo viết.
Theo nhà ngoại giao, trong số các lựa chọn nên bao gồm việc triển khai một số lượng lớn đầu đạn chiến lược của Mỹ bằng cách nạp tên lửa đạn đạo vào 50 hầm chứa trống nhưng sẵn sàng hoạt động.
Ngoài ra, Mỹ đang chuẩn bị chế tạo và triển khai tàu ngầm lớp Columbia có khả năng mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cũng như ICBM LGM-35A Sentinel bố trí trên đất liền, đi kèm máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider.
Lầu Năm Góc cần đánh giá liệu số lượng các hệ thống chiến đấu được lên kế hoạch như hiện nay có đủ để răn đe Nga trong tương lai hay không.