Các nhà phân tích cùng chuyên gia Mỹ trong lĩnh vực tài chính và kinh tế đang cố gắng tìm ra lý do tại sao với một số lượng lớn lệnh trừng phạt được áp dụng, nền kinh tế Nga vẫn không rơi vào tình trạng sụp đổ.
Kênh truyền hình CNN của Mỹ đã thử đi tìm lời giải trong một phóng sự do họ sản xuất. Hãng thông tấn nói rằng sự sụp đổ của nền kinh tế Nga đã không xảy ra bởi vì "Moskva đã chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt 8 năm qua".
"Hệ thống thanh toán Visa và MasterCard đã rời khỏi Nga, nhưng điều này hầu như không ảnh hưởng đến giao dịch trong nước, khi Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga trước đó đã tạo ra hệ thống thanh toán MIR".
"Nhiều thương hiệu quốc tế đã rời đi, nhưng trước đó chính phủ Nga đã gây áp lực buộc họ phải nội địa hóa công việc và nguồn cung cấp ngay tại nước Nga, từ đó có sẵn kênh thay thế", hãng tin CNN cho biết.
Các nhà phân tích Mỹ nói rằng kết quả là mọi thứ xảy ra với thực tế là các doanh nhân Nga chỉ đơn giản mua lại những doanh nghiệp nước ngoài và nó tiếp tục công việc của họ mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
"Thực tế là phía Nga có tất cả mọi thứ còn lại để tiếp tục kinh doanh, bao gồm: con người, sản phẩm, chuỗi cung ứng", kênh truyền hình Mỹ CNN nhấn mạnh.
Một ví dụ là tình huống xảy ra với McDonald's và Starbucks, đơn giản là họ đã thay đổi bảng hiệu tại Liên bang Nga và tiếp tục hoạt động. Nhưng các thương hiệu Mỹ đã mất hàng tỷ đô la lợi nhuận.
Nhưng lý do chính khiến nền kinh tế Nga ít bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt theo cách mà phương Tây không muốn là do giá năng lượng tăng cao đến mức kỷ lục trong nhiều năm qua.
Cần lưu ý rằng từ tháng 3 đến tháng 7/2022, doanh thu của Nga từ việc bán hydrocacbon cho châu Âu đã tăng gấp đôi, trong khi khối lượng cung cấp giảm gần 3/4, đây có lẽ là điều mà phương Tây ít ngờ tới trước khi áp đặt biện pháp trừng phạt.
Việc xuất khẩu các nguồn năng lượng của Nga sang châu Á cũng bắt đầu phát triển mạnh, điều này gây ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dầu mỏ, khí đốt và gây ra một đợt gia tăng giá khác đối với nhiên liệu.
Đồng thời, một số chuyên gia ở Mỹ hy vọng vào lệnh cấm vận dầu mỏ của châu Âu, sẽ có hiệu lực đối với dầu của Nga vào cuối năm 2022. Các chuyên gia đã thảo luận một cách nghiêm túc rằng Nga "sẽ không có nơi nào để bán dầu mà trước đây được dùng để cung cấp cho châu Âu".
Đồng thời vì lý do nào đó, câu hỏi không được thảo luận rằng giá dầu - do châu Âu từ chối cấp phép mua bán dầu của Nga trên thị trường thế giới, có thể bật tăng trở lại một cách mạnh mẽ sau khi suy giảm trong vài tuần gần đây.
Châu Âu sẽ phải nghĩ đến việc thay thế dầu từ Nga trong bối cảnh thời tiết lạnh giá bắt đầu và các vấn đề chưa được giải quyết với nguồn cung cấp khí đốt, điều này có thể tạo ra một cơn sốt năng lượng mới.
Tuy vậy, hãng thông tấn Mỹ cũng nhấn mạnh việc Nga đứng vững trước các lệnh trừng phạt chỉ là tạm thời khi châu Âu chưa hoàn thiện xong cơ sở hạ tầng tiếp nhận LNG từ Mỹ hay chưa đàm phán xong về nguồn cung cấp dầu với Trung Đông.
Họ dự báo chậm nhất trong năm 2023, nền kinh tế Nga sẽ thực sự "ngấm đòn" trừng phạt, bởi khi đó lệnh cấm vận triệt để sẽ giáng lên ngay cả những quốc gia mua dầu và khí đốt của Moskva.
Bạch Dương