Mỹ điều 35 chiến đấu cơ thế hệ 5 và 800 phi công tham gia chiến dịch Thái Bình Dương
Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) tuyên bố rằng hơn 35 máy bay và 800 phi công thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ tham gia Chiến dịch Pacific Iron trong tháng này.
Chiến dịch Pacific Iron 2021 được tổ chức nhằm hỗ trợ Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2018, trong đó một phần là nhằm tìm cách đối phó với “nền kinh tế săn mồi” cùng quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Tướng Ken Wilsbach, tư lệnh PACAF, trong hôm 16/7 vừa qua nói rằng chiến dịch sắp tới tổ chức ở đảo Guam và quần đảo Tinian sẽ là hoạt động đầu tiên có sự tham gia của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, thuộc biên chế Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.
“Chúng tôi chưa từng thấy có nhiều máy bay F-22 Raptors như vậy được triển khai cùng lúc như vậy ở khu vực hoạt động của Không quân Thái Bình Dương” – ông Wilsbach nói với CNN.
Cuối tháng này, ít nhất 25 chiếc F-22 được biên chế cho Lực lượng Phòng không Quốc gia Hawaii sẽ bay từ căn cứ chung Elmendorf-Richardson của bang Alaska, đến các đảo Guam và Tinian, theo một thông báo của PACAF đưa ra trong tuần này.
Trong khi Trung Quốc đang sở hữu khoảng 20 – 24 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, thì Mỹ có tới 180 chiếc F-22 có thể triển khai; theo Carl Schuster, chuyên gia phân tích quốc phòng Hawaii và là cựu giám đốc chiến dịch thuộc Trung tâm Tình báo Liên hợp của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (USPACOM) cho hay.
“Lực lượng Không quân Thái Bình Dương đang thể hiện rõ rằng họ có thể triển khai rất nhiều chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tới chiến trường trong khoảng thời gian ngắn hơn, so với số lượng mà Trung Quốc hiện có trong kho của mình” – ông Schuster nói.
Theo vị chuyên gia, thông thường thì chỉ có khoảng 6 – 12 chiếc F-22 được triển khai trong cùng một đợt.
Tướng không quân về hưu Dan “Fig” Leaf, cựu phó tư lệnh USPACOM, hồi đầu tuần này nói rằng đợt triển khai lịch sử gồm hơn hai chục chiếc F-22 dường như là để thể hiện sự sẵn sàng của Washington trong khu vực. Ông kêu gọi Trung Quốc chú ý tới “thông điệp” của chiến dịch Pacific Iron 2021.
“Tôi coi nó như sự thể hiện sự hợp thức của cam kết của Mỹ đối với khu vực, bởi việc đnahs tín hiệu chỉ là một vấn đề vì nó chỉ là lời lẽ thôi” - ông nói – “Nhưng đây không chỉ là một tuyên bố, mà là một khoảng đầu tư vào khả năng, bởi việc triển khai 25 chiếc F-22 từ 2 căn cứ khác nhau tới Tây Thái Bình Dương là không hề rẻ”.
Theo PACAF, các phi công tham gia sứ mệnh sẽ tiến hành các hoạt động được thiết kế theo tiêu chí "Hành động - Chiến đấu - Nhanh nhẹn" (ACE) để đảm bảo khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và huấn luyện các phi công hoạt động với khả năng ngày càng cao, đặc biệt là trong những môi trường kém tối ưu.
Các phi công tham gia các bài tập sẵn sàng sẽ hoạt động từ Sân bay Quốc tế Tinian và 3 sân bay trên đảo Guam, bao gồm Andersen AFB. Quân đội Mỹ tin rằng các cuộc tập trận sẽ nâng cao khả năng sống sót, cũng như khả năng hoạt động từ nhiều sân bay nhỏ hơn xung quanh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.