Mỹ dọa Nga bằng cuộc tập trận với bộ 3 hạt nhân
Theo chuyên gia quân sự Mỹ John Baker, chỉ với 1 trong bộ 3 hạt nhân Mỹ là Trident II đủ khiến Nga chỉ có 15 phút để tránh đòn.
Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) thông báo bắt đầu cuộc tập trận tham mưu-chỉ huy thường niên Global Thunder 22 (GT22), tập trung vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng hạt nhân quốc gia.
"Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chỉ huy và quản lý hạt nhân thường niên, mang tên GT22, tạo cơ hội huấn luyện trong tất cả các lĩnh vực thuộc sứ mệnh của Bộ Chỉ huy, tập trung vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ 3 hạt nhân", thông cáo của STRARCOM cho biết.
"Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chỉ huy và quản lý hạt nhân thường niên, mang tên GT22, tạo cơ hội huấn luyện trong tất cả các lĩnh vực thuộc sứ mệnh của Bộ Chỉ huy, tập trung vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ 3 hạt nhân", thông cáo của STRARCOM cho biết.
Cuộc tập trận sẽ đánh giá khả năng của từng đơn vị thuộc STRATCOM trong việc thực hiện ngăn chặn và tiến hành các hoạt động chung trong trường hợp xảy ra hành động gây hấn chống lại Mỹ hoặc các đồng minh.
Trong GT22 sẽ áp dụng kinh nghiệm từ các hoạt động toàn cầu phối hợp với các nhóm tác chiến, các bộ phận và cơ quan hữu quan Mỹ để ngăn chặn, phát hiện và nếu cần thiết sẽ đẩy lùi các cuộc tấn công chiến lược chống lại Mỹ và các đồng minh.
Hiện không rõ những phương tiện và vũ khí của STRATCOM tham gia cuộc tập trận lần này và GT22 có bao gồm khoa mục bắn đạn thật hay không. Mặc dù vậy, đánh giá về cuộc tập trận và sức mạnh bộ 3 hạt nhân Mỹ, chuyên gia John Baker cho rằng, chỉ với việc 1 trong bộ 3 hạt nhân Mỹ là Trident II trang bị siêu ngòi nổ khiến Nga chỉ có 15 phút để tránh đòn.
Công nghệ mới mang tên "đầu đạn siêu ngòi nổ" mà Mỹ áp dụng trong chương trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, giúp tăng gấp ba lần sức hủy diệt của tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm.
Với tên gọi đầy đủ "Hệ thống vũ trang, tra ngòi và khai hỏa" (AF&F), gồm ngòi nổ, tổ hợp khóa mục tiêu phụ trang bị radar, hệ thống hỏa lực phụ và một pin nhiệt cung cấp năng lượng. AF&F được gắn ở đầu chóp tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, được phát triển cho đầu đạn W76-1/Mk4A trong chương trình kéo dài tuổi thọ của W76.
Công nghệ AF&F được Hải quân Mỹ triển khai lần đầu trên đầu đạn W88/Mk5 dành cho tên lửa Trident II, sau khi Mỹ trao hợp đồng cho tập đoàn Lockheed từ thập niên 1980. Lầu Năm Góc đã nhận ra sức mạnh hủy diệt của W76 có thể tăng lên rất nhiều một khi được trang bị đầu đạn công nghệ mới.
Tại thời điểm đó, mẫu W76/Mk4 có ngòi cố định để kích nổ tầm cao, không thể điều chỉnh nổ ở vị trí tối ưu nếu đầu đạn rơi quá gần hoặc xa mục tiêu. Do đó tên lửa phóng từ tàu ngầm chỉ được dùng để tấn công vào mục tiêu mềm như căn cứ quân sự.
Bắt đầu từ năm 2009, thiết bị siêu ngòi nổ AF&F được tích hợp vào đầu đạn W76-1/Mk4A trong chương trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, kéo dài hoạt động của đầu đạn thêm một thập kỷ của Hải quân Mỹ. Với việc được tích hợp thêm thiết bị này giúp tăng đáng kể cơ hội đầu đạn hạt nhân phát nổ ở cự ly đủ để hủy diệt mục tiêu.
Vị chuyên gia này cho rằng, việc tăng cường khả năng hủy diệt của đầu đạn hạt nhân cho thấy Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Nga, dù thực tế họ không có kế hoạch này và cũng không đủ tự tin với một cuộc chiến tổng lực. John Baker cho biết, hiện nay cả Mỹ và Nga đều đang triển khai tên lửa hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức độ không cần thiết.
Khi một vụ phóng hạt nhân được thông báo, dù thông tin chính xác hay không cũng gây ra nguy cơ tấn công trả đũa. Trường hợp này đặc biệt đúng với Nga, nước dựa trên các trạm radar mặt đất để theo dõi, thay vì hệ thống cảnh báo sớm bằng vệ tinh.a