Mỹ lo ngại về việc Trung Quốc đặt cáp ở vùng biển Pakistan

Mỹ bày tỏ quan ngại trước chương trình 'Con đường tơ lụa kỹ thuật số' của Trung Quốc.

Tàu đặt cáp của Trung Quốc.

Theo đó, chương trình “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” được Trung Quốc thực hiện như một phần của dự án "Một vành đai - một con đường” (có tên viết tắt tiếng Anh là PEACE).

Liên quan đến dự án này, Chính phủ Pakistan mới đây đã phê duyệt việc đặt cáp thông tin liên lạc trong vùng lãnh hải của mình. Cụ thể, các hoạt động đã được tiến hành ở khu vực cảng Gwadar (Pakistan) với sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc.

Các báo cáo cho biết, Mỹ coi các hành động của Trung Quốc ở Biển Ả Rập và Vịnh Oman là "đe dọa hàng hải dân sự."

Dự án “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” do Trung Quốc thực hiện là một hệ thống cáp với tổng chiều dài 15 nghìn km, bao gồm cả các đoạn dưới nước.

Về lâu dài, nó sẽ giúp kết nối Trung Quốc với các quốc gia Đông Phi thông qua lãnh thổ và vùng biển của Pakistan, ví dụ như với Djibouti, nơi Trung Quốc có căn cứ quân sự riêng, nằm cạnh căn cứ của Mỹ.

Từ Djibouti, mạng lưới sẽ đến Ai Cập và xa hơn là tới các nước châu Âu (đến bờ biển phía nam nước Pháp).

Nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ đang lo ngại về việc Trung Quốc có thể tạo ra một hệ thống liên lạc độc lập với hoạt động của các gã khổng lồ kỹ thuật số của Mỹ, vì trong trường hợp này, Mỹ không thể sử dụng các chiến thuật của mình như các biện pháp trừng phạt dưới hình thức ngắt hoặc chặn kết nối truyền thông...

Tàu đặt cáp của Trung Quốc

Tàu đặt cáp của Trung Quốc

Việc đặt cáp trong lãnh hải của Pakistan dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2021. Đồng thời, một trạm hoạt động địa phương sẽ bắt đầu hoạt động tại Karachi, Pakistan.

Đến nay, 16 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc tham gia vào dự án này. Các công ty Trung Quốc lưu ý rằng hệ thống liên lạc mới sẽ không chỉ cho phép truy cập Internet với tốc độ cao mà còn hoạt động trên cơ sở các dịch vụ sử dụng trí tuệ nhân tạo với mức độ bảo vệ cao trong quá trình truyền dữ liệu.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/my-lo-ngai-ve-viec-trung-quoc-dat-cap-o-vung-bien-pakistan-AOcYD1YGg.html