Bốn máy bay ném bom chiến lược B-1B sẽ nhận nhiệm vụ chiến đấu thường trực bắt đầu vào tháng 02/2020 và được triển khai tại sân bay Orlando, cùng 200 lính Mỹ. Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược dọc theo biên giới phía bắc của Nga, là một trong những quyết định địa chính trị đầu tiên, của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Việc này sẽ đe dọa Nga như thế nào?
Các máy bay ném bom chiến lược B-1B là một lực lượng rất mạnh, do B-1B được chế tạo, để mang vũ khí hạt nhân; nhưng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng được chuyển đổi thành máy bay mang vũ khí thông thường.
Một chiếc máy bay ném bom B-1B trang bị đến 24 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM, với tầm bắn lên tới 360 km (980 km của JASSM-ER); tên lửa mang đầu đạn xuyên giáp nặng 450 kg, độ chính xác là 3 mét. Với lực lượng không kích mang 96 tên lửa hành trình, độ chính xác cao, áp sát sườn phía bắc của Nga, vì vậy sẽ là mối đe dọa lớn.
Nhưng rất khó để đối đầu với B-1B, do những máy bay này được chế tạo để đột phá phòng không ở độ cao cực thấp, có thể bay bám địa hình (do cấu tạo cánh cụp – cánh xòe). Ngoài ra, B-1B còn sử dụng các công nghệ làm giảm tín hiệu radar, điều này khiến những chiếc Lancers trở thành mục tiêu khó khăn của phòng không Nga.
Việc điều chuyển số máy bay ném bom chiến lược là một minh chứng nữa cho thấy, sự sẵn sàng đối đầu với Nga ở biên giới phía Bắc của Washington. Vào tháng 8/2020, Hải quân Mỹ đã đàm phán với chính phủ Na Uy về việc triển khai các tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf tại Olavsvern. Như vậy Lầu Năm Góc sẽ có thể liên tục theo dõi các tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc Nga.
Vào tháng 5/2020, ba tàu khu trục lớp Arleigh Burke với sự hỗ trợ của tàu khu trục nhỏ Kent của Anh, đã tiến vào Biển Barents lần đầu tiên kể từ giữa những năm 1980. Mở rộng hơn nữa tầm hoạt động ở Bắc Cực của các tàu sân bay và lực lượng tác chiến mặt nước của NATO.
Về mặt hình thức, như Mỹ tuyên bố, là để “duy trì tự do hàng hải”; nhưng trên thực tế, mục đích là để kiểm tra xem Moscow sẽ phản ứng như thế nào, khi một nhóm tàu hải quân, có khả năng bắn một loạt gần một trăm tên lửa Tomahawk, hiện diện ngay chính trên sân nhà của Hạm đội Phương Bắc của Nga.
Bây giờ, đến lượt các máy bay ném bom chiến lược, sẽ ở lại Na Uy trong một thời gian dài. Và khi có máy bay B-1B, người Mỹ sẽ có thể tấn công bằng tên lửa có độ chính xác cao vào các mục tiêu quan trọng nhất tại khu vực Biển Bắc. Tuy nhiên, bốn máy bay ném bom chiến lược, khó có thể mang lại lợi thế quyết định cho Mỹ và NATO.
Kể từ năm 2014, Mỹ đã không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự, gần biên giới Nga. Việc Washington tăng cường lực lượng không quân ở Na Uy, là cách để Mỹ gia tăng sức ép quân sự với Nga. Nhưng xét cho cùng, Nga có lực lượng phòng không hùng hậu trong khu vực, nên hành động của Mỹ không thể làm cho Nga “run chân”.
Việc bố trí máy bay ném bom chiến lược trên lãnh thổ Na Uy, không chỉ có tầm quan trọng về địa chính trị trong bối cảnh đối đầu với Nga. Nhà Trắng cho thấy họ sẵn sàng tăng cường quan hệ với các đồng minh, bất chấp trong thời gian qua, chi tiêu quốc phòng của các quốc gia châu Âu sụt giảm.
Quan hệ Mỹ - Đức đặc biệt xấu đi, Washington đã nhiều lần cáo buộc Berlin chi tiêu quân sự không đủ; tuy nhiên người Đức không nhượng bộ. Đáp lại, Trump đã ra lệnh giảm quân số ở Đức xuống còn 25 nghìn quân và chuyển một phần quân số sang Ba Lan.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi đây là hành động tự nguyện, từ bỏ địa vị cường quốc thế giới của Mỹ. Theo quan điểm của bà, việc duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ là vì lợi ích của cả hai quốc gia và cả khối NATO.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng khắc phục tình hình. Mới đây, người đứng đầu Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang châu Âu của Mỹ, Tod Walters, cho biết: Việc rút quân theo kế hoạch sơ bộ khỏi Đức sẽ bị tạm dừng, ý kiến cuối cùng sẽ do Bộ trưởng Quốc phòng, cùng với Tổng thống Joe Biden quyết định.
Trong khi chính quyền mới của Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng NATO và thực hiện cách tiếp cận đối đầu với Nga, tuy nhiên có những “lằn ranh đỏ”, mà Tân Tổng thống Biden chưa sẵn sàng vượt qua. Vì vậy, vào đầu tháng 2, Moscow và Washington đã tuyên bố, gia hạn Hiệp ước cắt giảm Vũ khí chiến lược START-3, đến năm 2026.
Bộ Ngoại giao Nga bình luận: Nga hy vọng đạt được sự hiểu biết với Washington về số phận của Hiệp ước, làm nền tảng cho an ninh quốc tế; khắc phục việc Mỹ trong những năm qua, đã liên tục phá vỡ các cơ chế kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov giải thích: Việc đối thoại giữa Moscow và Washington, nhằm đạt được những kết quả quan trọng mới, củng cố an ninh quốc gia của hai nước và sự ổn định chiến lược trên thế giới. Quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ tiếp tục có những bất đồng mới, nhưng Moscow đã sẵn sàng cho điều này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh khoang lái của máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer.
Tiến Minh