Mỹ ngăn TSCM và Intel bổ sung xưởng chip tiên tiến ở Trung Quốc

Quốc hội Mỹ vừa thông qua chương trình liên bang lịch sử trị giá 52 tỷ USD nhằm tăng cường khả năng sản xuất chip trong nước. Chương trình bao gồm một lưu ý quan trọng rằng, các công ty nhận được khoản tài trợ sẽ phải cam kết không sản xuất hay tăng sản lượng chip tiên tiến tại Trung Quốc.

Các nhà phân tích kinh tế nhận định rằng động thái này chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Các điều khoản của chương trình sẽ ảnh hưởng đến các công ty như Intel hay TSMC, những nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đã cố gắng xây dựng nhà máy của họ tại Trung Quốc.

Hai công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Hai công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Trong đó, TSMC sẽ không thể nâng cấp hay mở rộng nhà máy sản xuất hiện có của mình, khiến doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất cơ hội phát triển ngay tại thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới. Cụ thể, đạo luật Chips và Khoa học cấm các công ty nhận được tài trợ của Mỹ mở rộng vật chất sản xuất chip tiên tiến hơn 28 nanomet (nm) ở Trung Quốc và một quốc gia đáng lo ngại là Nga, trong 10 năm.

Dù chip 28nm đi sau vài thế hệ so với các loại chip tiên tiến nhất hiện nay, nhưng chúng vẫn được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm, bao gồm ô tô và smartphone. Lệnh cấm còn bao gồm cả chip logic và chip nhớ.

Nếu công ty nhận trợ cấp vi phạm biện pháp hạn chế và không khắc phục được việc vi phạm thì có thể sẽ phải trả lại đầy đủ các khoản trợ cấp của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Intel đã vận động hành lang mạnh mẽ để chống lại việc hạn chế đầu tư từ phía chính phủ Mỹ vào lĩnh vực chip của Trung Quốc.

Cuối năm 2021, nhà sản xuất chip này muốn tăng sản lượng tại Trung Quốc nhưng kế hoạch đó đã bị Nhà Trắng từ chối. Intel đã bán nhà máy wafer ở Đại Liên (Trung Quốc) cho SK Hynix của Hàn Quốc, nhưng hiện công ty vẫn còn các cơ sở đóng gói và thử nghiệm chip khác tại đại lục.

Một phát ngôn viên của Intel cho biết, việc xây dựng đạo luật rất phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan. Intel và nhiều công ty trong ngành của chúng tôi đã hợp tác với Hiệp hội thương mại để cung cấp thông tin đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách nhằm đảm bảo rằng họ có được bộ luật tốt nhất và không vô tình làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty nhận được hỗ trợ.

Mỹ cấm các công ty nhân tài trợ mở rộng vật chất sản xuất chip tiên tiến hơn 28 nm ở Trung Quốc. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Mỹ cấm các công ty nhân tài trợ mở rộng vật chất sản xuất chip tiên tiến hơn 28 nm ở Trung Quốc. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Hiện đơn vị hàng đầu trong sản xuất chip của Trung Quốc là SMIC có thể tạo ra những con chip tiên tiến hơn tiến trình 28nm, nhưng giới phân tích nhận định, công nghệ của SMIC vẫn đi sau TSMC ít nhất là 6 năm. SMIC đã và đang gặp những thách thức gần như không thể vượt qua trong việc bắt kịp TSMC, đặc biệt sau khi chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sức ép với chính phủ Hà Lan để ngăn ASML bán các hệ thống in thạch bản cực tím tiên tiến nhất cho Trung Quốc.

Ngành công nghiệp chip của Bắc Kinh được dự báo sẽ chững lại trong những ngày gần đây khi Washington đã âm thầm thắt chặt quyền tiếp cận của Trung Quốc với các thiết bị sản xuất chip tương đối tiên tiến. Theo chương trình, một phần lớn khoản trợ cấp của liên bang dự kiến sẽ được chuyển cho Intel, TSMC và Samsung Electronics, tất cả đều đang xây dựng cơ sở sản xuất chip mới trị giá hàng chục tỷ USD ở Mỹ.

Trong số những đơn vị nhận hỗ trợ lần này có TSMC, công ty đang sản xuất chip tương đối tiên tiến tại Trung Quốc. Nhà máy của TSMC đặt tại Nam Kinh, sản xuất chip 28nm và 16nm, gần tương đương với sản phẩm tinh vi nhất mà SMIC có thể làm ra.

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/kinh-te-doanh-nghiep/my-ngan-tscm-va-intel-bo-sung-xuong-chip-tien-tien-o-trung-quoc-165151.html