Mỹ nhanh chóng nối lại cung cấp vũ khí cho Ukraine sau khi ký thỏa thuận khoáng sản

Việc Mỹ nối lại cung cấp vũ khí cho Ukraine sau khi thỏa thuận khoáng sản được ký kết cho thấy cuộc xung đột Đông Âu có thể còn kéo dài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí theo kênh thương mại cho Ukraine, động thái này thu hút sự quan tâm rất lớn từ giới truyền thông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí theo kênh thương mại cho Ukraine, động thái này thu hút sự quan tâm rất lớn từ giới truyền thông.

Đây là bước đi đầu tiên của Washington sau khi ký thỏa thuận tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, và có thể tiến tới những chương trình hợp tác quốc phòng sâu hơn nữa.

Đây là bước đi đầu tiên của Washington sau khi ký thỏa thuận tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, và có thể tiến tới những chương trình hợp tác quốc phòng sâu hơn nữa.

Trước diễn biến trên, chuyên gia quân sự người Nga Roman Alekhine nhận xét, Nhà Trắng đã từ bỏ việc chuyển giao vũ khí miễn phí cho Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU), họ sẽ ứng dụng mô hình trong đó Kyiv trả tiền theo hợp đồng thương mại.

Trước diễn biến trên, chuyên gia quân sự người Nga Roman Alekhine nhận xét, Nhà Trắng đã từ bỏ việc chuyển giao vũ khí miễn phí cho Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU), họ sẽ ứng dụng mô hình trong đó Kyiv trả tiền theo hợp đồng thương mại.

Ông Alekhine nhấn mạnh mục tiêu của Washington không phải tìm kiếm hòa bình mà chuyển từ viện trợ quân sự không hoàn lại sang hợp đồng thương mại để đảm bảo lợi nhuận cho tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ và giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách.

Ông Alekhine nhấn mạnh mục tiêu của Washington không phải tìm kiếm hòa bình mà chuyển từ viện trợ quân sự không hoàn lại sang hợp đồng thương mại để đảm bảo lợi nhuận cho tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ và giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách.

Theo nhà phân tích, với xuất thân là một doanh nhân, Tổng thống Donald Trump tập trung vào các hợp đồng có lợi nhuận chứ không phải “làm từ thiện” như người tiền nhiệm Joe Biden.

Theo nhà phân tích, với xuất thân là một doanh nhân, Tổng thống Donald Trump tập trung vào các hợp đồng có lợi nhuận chứ không phải “làm từ thiện” như người tiền nhiệm Joe Biden.

Bên cạnh đó, ông Alekhine cũng bày tỏ quan điểm rằng mọi việc không dễ cho Nga, nhấn mạnh đồng minh thực sự và duy nhất của Moskva vẫn là Triều Tiên.

Bên cạnh đó, ông Alekhine cũng bày tỏ quan điểm rằng mọi việc không dễ cho Nga, nhấn mạnh đồng minh thực sự và duy nhất của Moskva vẫn là Triều Tiên.

Mới đây Moskva và Bình Nhưỡng đã chính thức lên tiếng thừa nhận về việc binh sĩ Triều Tiên tham chiến tại khu vực Kursk, Tổng thống Putin đã ca ngợi những binh sĩ nước ngoài và bày tỏ lòng biết ơn đối với họ.

Mới đây Moskva và Bình Nhưỡng đã chính thức lên tiếng thừa nhận về việc binh sĩ Triều Tiên tham chiến tại khu vực Kursk, Tổng thống Putin đã ca ngợi những binh sĩ nước ngoài và bày tỏ lòng biết ơn đối với họ.

Tuy nhiên vị chuyên gia cảnh báo, Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể xem xét lại lập trường của mình đối với Nga trong trường hợp xuất hiện "một lời đề nghị không thể từ chối" từ Tổng thống Trump.

Tuy nhiên vị chuyên gia cảnh báo, Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể xem xét lại lập trường của mình đối với Nga trong trường hợp xuất hiện "một lời đề nghị không thể từ chối" từ Tổng thống Trump.

Ông Alekhine nhận xét, các quốc gia khác đang giữ lập trường "không phải kẻ thù - cũng không phải đồng minh", khi họ đang giữ quan hệ với Nga theo cách mang lại lợi ích cho riêng mình, điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ với các hợp đồng mua dầu giá rẻ.

Ông Alekhine nhận xét, các quốc gia khác đang giữ lập trường "không phải kẻ thù - cũng không phải đồng minh", khi họ đang giữ quan hệ với Nga theo cách mang lại lợi ích cho riêng mình, điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ với các hợp đồng mua dầu giá rẻ.

Nhà phân tích cho biết họ chỉ sẵn sàng hỗ trợ Moskva trong trường hợp thành công, nhưng nếu gặp phải khó khăn thì họ sẽ tìm cách rút lui, điển hình như những gì diễn ra sau khi lệnh cấm vận nhằm vào người mua dầu Nga bị siết chặt.

Nhà phân tích cho biết họ chỉ sẵn sàng hỗ trợ Moskva trong trường hợp thành công, nhưng nếu gặp phải khó khăn thì họ sẽ tìm cách rút lui, điển hình như những gì diễn ra sau khi lệnh cấm vận nhằm vào người mua dầu Nga bị siết chặt.

Thông tin về việc nối lại hoạt động cung cấp vũ khí được xác nhận bởi một số nguồn khác. Tờ Kyiv Post hôm 30/4/2025 cho biết, ông Trump đã phê duyệt xuất khẩu vũ khí trị giá 50 triệu đô la thông qua cơ chế Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS).

Thông tin về việc nối lại hoạt động cung cấp vũ khí được xác nhận bởi một số nguồn khác. Tờ Kyiv Post hôm 30/4/2025 cho biết, ông Trump đã phê duyệt xuất khẩu vũ khí trị giá 50 triệu đô la thông qua cơ chế Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS).

Mặc dù thành phần cụ thể của nguồn cung cấp này chưa được tiết lộ, nhưng báo chí cho rằng chúng ta đang nói đến các hệ thống phòng không, đạn dược và máy bay không người lái để tăng cường sức mạnh cho Quân đội Ukraine.

Mặc dù thành phần cụ thể của nguồn cung cấp này chưa được tiết lộ, nhưng báo chí cho rằng chúng ta đang nói đến các hệ thống phòng không, đạn dược và máy bay không người lái để tăng cường sức mạnh cho Quân đội Ukraine.

Quyết định trên là bước đi tích cực đầu tiên kể từ khi có sự tạm dừng cung cấp vũ khí sau lễ nhậm chức của ông Trump, khi hoạt động hỗ trợ Kyiv bị đình chỉ để ủng hộ các nỗ lực ngoại giao.

Quyết định trên là bước đi tích cực đầu tiên kể từ khi có sự tạm dừng cung cấp vũ khí sau lễ nhậm chức của ông Trump, khi hoạt động hỗ trợ Kyiv bị đình chỉ để ủng hộ các nỗ lực ngoại giao.

Thỏa thuận về quyền tiếp cận tài nguyên của Ukraine, được ký kết vào ngày 30/4, đã trở thành yếu tố quan trọng giúp giải phóng nguồn cung vũ khí và trang thiết bị quân sự.

Thỏa thuận về quyền tiếp cận tài nguyên của Ukraine, được ký kết vào ngày 30/4, đã trở thành yếu tố quan trọng giúp giải phóng nguồn cung vũ khí và trang thiết bị quân sự.

Hãng tin Bloomberg hôm 1/5 nói rõ, văn bản này quy định việc thành lập một quỹ chung, trong đó Ukraine sẽ chuyển một nửa thu nhập từ việc khai thác kim loại đất hiếm, dầu mỏ và khí đốt vào đó để nhận vũ khí từ phía Mỹ.

Hãng tin Bloomberg hôm 1/5 nói rõ, văn bản này quy định việc thành lập một quỹ chung, trong đó Ukraine sẽ chuyển một nửa thu nhập từ việc khai thác kim loại đất hiếm, dầu mỏ và khí đốt vào đó để nhận vũ khí từ phía Mỹ.

Việt Dũng

Theo Reporter

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-nhanh-chong-noi-lai-cung-cap-vu-khi-cho-ukraine-sau-khi-ky-thoa-thuan-khoang-san-post610664.antd