Mỹ sẽ cho sát thủ diệt S-400 xuất trận nếu có đụng độ tại Syria?

Tên lửa AGM-88E HARM là vũ khí không đối đất chiến thuật có khả năng tiêu diệt mọi loại radar trên thế giới hiện nay. Trong trường hợp muốn khắc chế hệ thống phòng không đối phương, Mỹ sẽ dùng tới loại vũ khí này.

Chiến trường Syria đang hết sức căng thẳng, trong khi Mỹ đe dọa có thể tiếp tục mở cuộc tấn công vào Syria thì Nga lại lên tiếng phản đối quyết liệt. Ngoài động thái cung cấp khí tài cho Syria, nước này còn triển khai quân sẵn sàng trong trường hợp xấu.

 Trong trường hợp Nga quyết bảo vệ Syria bằng cách sử dụng lưới lửa phòng không tại Syria trong đó có S-400, rất có thể Mỹ sẽ phải dùng đến "bảo bối" AGM-88E HARM.

Trong trường hợp Nga quyết bảo vệ Syria bằng cách sử dụng lưới lửa phòng không tại Syria trong đó có S-400, rất có thể Mỹ sẽ phải dùng đến "bảo bối" AGM-88E HARM.

 AGM-88E là tên lửa chống bức xạ diệt radar (AARGM) thế hệ mới do Công ty công nghệ ATK nghiên cứu phát triển, được sản xuất nhằm thay thế AGM-88 HARM cũng như AGM-122 đã lạc hậu.

AGM-88E là tên lửa chống bức xạ diệt radar (AARGM) thế hệ mới do Công ty công nghệ ATK nghiên cứu phát triển, được sản xuất nhằm thay thế AGM-88 HARM cũng như AGM-122 đã lạc hậu.

 Tầm bắn của AGM-88E vào khoảng 150 km, vận tốc 2.280 km/h, có thể được phóng từ máy bay cánh cố định hoặc trực thăng.

Tầm bắn của AGM-88E vào khoảng 150 km, vận tốc 2.280 km/h, có thể được phóng từ máy bay cánh cố định hoặc trực thăng.

 Hải quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ đang sở hữu hàng ngàn quả AGM-88E để trang bị cho các máy bay chiến đấu F/A-18, EA-6B, EA-18G.

Hải quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ đang sở hữu hàng ngàn quả AGM-88E để trang bị cho các máy bay chiến đấu F/A-18, EA-6B, EA-18G.

 Loại tên lửa này cũng tương thích với tiêm kích F-35 Lightning II và F-16 Fighting Falcon.

Loại tên lửa này cũng tương thích với tiêm kích F-35 Lightning II và F-16 Fighting Falcon.

 Tên lửa AGM-88E được trang bị hệ thống đa cảm biến, gồm thiết bị đầu cuối sóng milimet, máy thu chống bức xạ (ARH) tiên tiến, tích hợp dẫn đường phức hợp GPS/INS, đối chiếu dữ liệu địa hình điện tử kỹ thuật số (DTED).

Tên lửa AGM-88E được trang bị hệ thống đa cảm biến, gồm thiết bị đầu cuối sóng milimet, máy thu chống bức xạ (ARH) tiên tiến, tích hợp dẫn đường phức hợp GPS/INS, đối chiếu dữ liệu địa hình điện tử kỹ thuật số (DTED).

 Vũ khí này có thể tiêu diệt các tổ hợp phòng không truyền thống cũng như hiện đại của đối phương một cách nhanh chóng.

Vũ khí này có thể tiêu diệt các tổ hợp phòng không truyền thống cũng như hiện đại của đối phương một cách nhanh chóng.

 Bên cạnh đó là khả năng kết nối mạng, cung cấp bức tranh tổng quan chiến trường với thời gian thực gần nhất cho chỉ huy lực lượng liên hợp.

Bên cạnh đó là khả năng kết nối mạng, cung cấp bức tranh tổng quan chiến trường với thời gian thực gần nhất cho chỉ huy lực lượng liên hợp.

 AGM-88E có trọng lượng khoảng 355kg, dài 4,1m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 66kg.

AGM-88E có trọng lượng khoảng 355kg, dài 4,1m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 66kg.

 Tên lửa được trang bị động cơ rocket cho tầm bắn 150km, tốc độ bay 2.280km/h.

Tên lửa được trang bị động cơ rocket cho tầm bắn 150km, tốc độ bay 2.280km/h.

 Tên lửa AGM-88E HARM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào.

Tên lửa AGM-88E HARM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào.

 Với những uy lực trên, tên lửa chống radar cao tốc AGM-88E là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường.

Với những uy lực trên, tên lửa chống radar cao tốc AGM-88E là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường.

 Tên lửa giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ .

Tên lửa giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ .

 Trong trường hợp Mỹ sử dụng loại tên lửa này nhằm truy kích các hệ thống radar cảnh giới và điều khiển của các hệ thống phòng thủ, đây sẽ được coi là đòn khó chịu cho Nga tại Syria.

Trong trường hợp Mỹ sử dụng loại tên lửa này nhằm truy kích các hệ thống radar cảnh giới và điều khiển của các hệ thống phòng thủ, đây sẽ được coi là đòn khó chịu cho Nga tại Syria.

 Dù hệ thống phòng thủ của Nga tiên tiến và có thể đánh chặn nhiều mục tiêu một lúc, tuy nhiên một loạt đánh chặn với nhiều tên lửa loại này có thể khiến cho các radar của hệ thống phòng thủ bị đánh hỏng.

Dù hệ thống phòng thủ của Nga tiên tiến và có thể đánh chặn nhiều mục tiêu một lúc, tuy nhiên một loạt đánh chặn với nhiều tên lửa loại này có thể khiến cho các radar của hệ thống phòng thủ bị đánh hỏng.

 Điều này sẽ làm tê liệt các hệ thống đánh chặn ngay cả S-400 tiên tiến nhất.

Điều này sẽ làm tê liệt các hệ thống đánh chặn ngay cả S-400 tiên tiến nhất.

 Hiện Nga vẫn đang cố gắng để tránh một cuộc tấn công của Mỹ vào Syria khiến nước này đứng trước nguy cơ phải can thiệp sâu hơn nhằm trợ giúp đồng minh.

Hiện Nga vẫn đang cố gắng để tránh một cuộc tấn công của Mỹ vào Syria khiến nước này đứng trước nguy cơ phải can thiệp sâu hơn nhằm trợ giúp đồng minh.

 Đây là điều mà cả Nga và Mỹ đều không mong muốn. Đối đầu giữa Nga và Mỹ cho dù tại bất cứ chiến trường nào đều gây thiệt hại cho cả hai bên. Vì thế các bên đang có những bước đi chiến lược nhằm tránh đi một cuộc đối đầu trực diện.

Đây là điều mà cả Nga và Mỹ đều không mong muốn. Đối đầu giữa Nga và Mỹ cho dù tại bất cứ chiến trường nào đều gây thiệt hại cho cả hai bên. Vì thế các bên đang có những bước đi chiến lược nhằm tránh đi một cuộc đối đầu trực diện.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-my-se-cho-sat-thu-diet-s400-xuat-tran-neu-co-dung-do-tai-syria/780872.antd