Mỹ tính 'thay đổi cuộc chơi', quyết giữ lợi thế trước Trung Quốc về sức mạnh hải quân

Bộ trưởng Mark Esper đã công bố kế hoạch 'thay đổi cuộc chơi' nhằm gia tăng số lượng tàu của Hải quân Mỹ từ 293 chiếc ở hiện tại lên đến 355.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua (16/9) đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng và nâng cao năng lực của Hải quân Mỹ với một loạt tàu chiến, tàu ngầm, máy bay không người lái, để đối phó với thách thức hàng hải ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: Politico.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: Politico.

Kế hoạch "thay đổi cuộc chơi"

Bộ trưởng Mark Esper cho biết, một cuộc rà soát toàn diện về sức mạnh hải quân Mỹ có tên gọi "Hướng đến Tương lai" đã vạch ra kế hoạch "thay đổi cuộc chơi" nhằm gia tăng số lượng tàu của Hải quân Mỹ từ 293 chiếc ở hiện tại lên đến 355.

Kế hoạch này đề nghị phải bổ sung hàng chục tỷ USD vào ngân sách của Hải quân Mỹ từ nay đến năm 2045, để lực lượng này duy trì ưu thế hơn so với hải quân Trung Quốc - vốn được coi là đối thủ nặng ký.

Phát biểu tại trụ sở công ty nghiên cứu Rand Corp ở California, ông Mark Esper nêu rõ: "Hạm đội tương lai sẽ cân bằng hơn trong năng lực gây hiệu quả sát thương trên không, trên biển và dưới biển".

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ bổ sung nhiều tàu mặt nước nhỏ hơn, nhiều tàu ngầm, các tàu có người lái, không người lái và nhiều chiến đấu cơ không người lái hoạt động trên các tàu sân bay. Ông Esper cho biết, kế hoạch này nhằm tạo ra một hạm đội có thể trụ vững trong một cuộc xung đột quân sự cường độ cao, để thể hiện sức mạnh và sự hiện diện của Mỹ, đồng thời thực hiện các cuộc tấn công chính xác ở khoảng cách rất xa.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng dẫn chứng một chương trình chế tạo mẫu khinh hạm mang tên lửa dẫn đường mới, tạo ra các con tàu có khả năng sát thương, khả năng sống sót cao và nâng cao năng lực tác chiến.

Theo ông Esper, các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành với tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter, dài 40m, có thể tự động thăm dò và khảo sát các vùng biển có sự hiện diện của tàu ngầm đối phương hai tháng một lần.

“Những nỗ lực này là bước tiếp theo trong việc hiện thực hóa hạm đội tương lai của chúng tôi, một trong số đó là các hệ thống không người lái thực hiện nhiều chức năng chiến đấu khác nhau, từ cung cấp hỏa lực sát thương và đặt mìn, cho đến việc tiếp tế hoặc theo dõi đối phương. Đây sẽ là một sự thay đổi lớn trong cách thức chúng ta tiến hành chiến tranh trên biển trong những năm tới và thập kỷ tới”, Bộ trưởng Mark Esper nhấn mạnh.

Các thiết bị không người lái có tiềm năng trở thành một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn và khả thi hơn cho các tàu chiến có người lái. Chúng có thể được sử dụng để cạnh tranh với một đối thủ có năng lực đóng tàu mạnh mẽ, chẳng hạn như Trung Quốc.

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. (Ảnh: US Navy).

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. (Ảnh: US Navy).

Duy trì lợi thế trước Hải quân Trung Quốc

Cũng trong bài phát biểu, ông Mark Esper tái khẳng định, Trung Quốc là mối đe dọa an ninh hàng đầu của Mỹ và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là “ưu tiên hàng đầu” của quân đội Mỹ.

“Khu vực này đóng vai trò quan trọng, không chỉ bởi đây là trung tâm giao thương và thương mại toàn cầu mà còn là tâm điểm cạnh tranh sức mạnh với Trung Quốc”.

“Tôi muốn nói rõ rằng, Trung Quốc không thể bắt kịp với Mỹ khi xét đến sức mạnh hải quân. Ngay cả khi chúng tôi ngừng đóng những con tàu mới. Trung Quốc vẫn sẽ phải mất nhiều năm để thu hẹp khoảng cách với Mỹ về năng lực trên biển. Số lượng tàu rất quan trọng, nhưng chúng không thể hiện hết toàn bộ câu chuyện. Trung Quốc không cho biết rõ loại tàu và các khả năng của chúng, kỹ năng và kinh nghiệm của các thủy thủ đoàn vận hành chúng, năng lực của các sỹ quan dẫn dắt những con tàu này”.

Theo ông Esper, vì lý do này, quân đội Mỹ cần phải thực hiện các biện pháp để duy trì sự áp đảo về sức mạnh trên biển, trong đó có việc mở rộng quy mô của lực lượng Hải quân.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, để đạt được mục tiêu nâng số lượng tàu lên 355, Bộ Quốc phòng cần phải cấp kinh phí lớn hơn cho Hải quân Mỹ, nhưng bên cạnh đó phải dành nhiều nguồn lực hơn để mở rộng và hiện đại hóa các nhà máy đóng tàu – lĩnh vực mà Trung Quốc cũng đang có nhiều lợi thế.

Những nhận xét của Bộ trưởng Esper cùng mối quan tâm của ông đến việc tăng cường năng lực đóng tàu của Mỹ được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo hàng năm về Sức mạnh Quân sự của Trung Quốc.

Theo báo cáo của Bộ này, Trung Quốc đã đạt được mức ngang bằng - hoặc thậm chí vượt xa Mỹ trong một số lĩnh vực hiện đại hóa quân sự. Báo cáo nhấn mạnh: “Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng chiến đấu tổng lực xấp xỉ 350 tàu và tàu ngầm. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng là quốc gia đóng tàu hàng đầu thế giới về tải trọng”.

Báo cáo giải thích thêm, Trung Quốc đang nỗ lực nâng cao “năng lực đóng tàu cho lực lượng hải quân”. Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ước tính rằng, Bắc Kinh có thể có 425 tàu chiến vào năm 2030.

Business Insider dẫn thông tin từ các chuyên gia quân sự nhận định rằng "năng lực đóng tàu của Trung Quốc có thể giúp nước này duy trì lợi thế trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột kéo dài với Mỹ", vì điều đó "mang lại cho Trung Quốc một số năng lực bổ sung nếu họ cần củng cố hay tái thiết lực lượng hải quân trong một cuộc xung đột mà họ bị mất nhiều tàu chiến".

Nhận xét về những thách thức quân sự từ Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Bộ trưởng Esper nói rằng "Mỹ phải sẵn sàng ngăn chặn xung đột, và nếu cần, phải chiến đấu và chiến thắng trên biển”./.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)

Breadcrumb

Thế giới

Thứ năm, 10:25, 17/09/2020

Mỹ tính “thay đổi cuộc chơi”, quyết giữ lợi thế trước Trung Quốc về sức mạnh hải quân

VOV.VN - Bộ trưởng Mark Esper đã công bố kế hoạch "thay đổi cuộc chơi" nhằm gia tăng số lượng tàu của Hải quân Mỹ từ 293 chiếc ở hiện tại lên đến 355.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua (16/9) đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng và nâng cao năng lực của Hải quân Mỹ với một loạt tàu chiến, tàu ngầm, máy bay không người lái, để đối phó với thách thức hàng hải ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: Politico.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: Politico.

Kế hoạch "thay đổi cuộc chơi"

Bộ trưởng Mark Esper cho biết, một cuộc rà soát toàn diện về sức mạnh hải quân Mỹ có tên gọi "Hướng đến Tương lai" đã vạch ra kế hoạch "thay đổi cuộc chơi" nhằm gia tăng số lượng tàu của Hải quân Mỹ từ 293 chiếc ở hiện tại lên đến 355.

Kế hoạch này đề nghị phải bổ sung hàng chục tỷ USD vào ngân sách của Hải quân Mỹ từ nay đến năm 2045, để lực lượng này duy trì ưu thế hơn so với hải quân Trung Quốc - vốn được coi là đối thủ nặng ký.

Phát biểu tại trụ sở công ty nghiên cứu Rand Corp ở California, ông Mark Esper nêu rõ: "Hạm đội tương lai sẽ cân bằng hơn trong năng lực gây hiệu quả sát thương trên không, trên biển và dưới biển".

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ bổ sung nhiều tàu mặt nước nhỏ hơn, nhiều tàu ngầm, các tàu có người lái, không người lái và nhiều chiến đấu cơ không người lái hoạt động trên các tàu sân bay. Ông Esper cho biết, kế hoạch này nhằm tạo ra một hạm đội có thể trụ vững trong một cuộc xung đột quân sự cường độ cao, để thể hiện sức mạnh và sự hiện diện của Mỹ, đồng thời thực hiện các cuộc tấn công chính xác ở khoảng cách rất xa.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng dẫn chứng một chương trình chế tạo mẫu khinh hạm mang tên lửa dẫn đường mới, tạo ra các con tàu có khả năng sát thương, khả năng sống sót cao và nâng cao năng lực tác chiến.

Theo ông Esper, các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành với tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter, dài 40m, có thể tự động thăm dò và khảo sát các vùng biển có sự hiện diện của tàu ngầm đối phương hai tháng một lần.

“Những nỗ lực này là bước tiếp theo trong việc hiện thực hóa hạm đội tương lai của chúng tôi, một trong số đó là các hệ thống không người lái thực hiện nhiều chức năng chiến đấu khác nhau, từ cung cấp hỏa lực sát thương và đặt mìn, cho đến việc tiếp tế hoặc theo dõi đối phương. Đây sẽ là một sự thay đổi lớn trong cách thức chúng ta tiến hành chiến tranh trên biển trong những năm tới và thập kỷ tới”, Bộ trưởng Mark Esper nhấn mạnh.

Các thiết bị không người lái có tiềm năng trở thành một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn và khả thi hơn cho các tàu chiến có người lái. Chúng có thể được sử dụng để cạnh tranh với một đối thủ có năng lực đóng tàu mạnh mẽ, chẳng hạn như Trung Quốc.

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. (Ảnh: US Navy).

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. (Ảnh: US Navy).

Duy trì lợi thế trước Hải quân Trung Quốc

Cũng trong bài phát biểu, ông Mark Esper tái khẳng định, Trung Quốc là mối đe dọa an ninh hàng đầu của Mỹ và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là “ưu tiên hàng đầu” của quân đội Mỹ.

“Khu vực này đóng vai trò quan trọng, không chỉ bởi đây là trung tâm giao thương và thương mại toàn cầu mà còn là tâm điểm cạnh tranh sức mạnh với Trung Quốc”.

“Tôi muốn nói rõ rằng, Trung Quốc không thể bắt kịp với Mỹ khi xét đến sức mạnh hải quân. Ngay cả khi chúng tôi ngừng đóng những con tàu mới. Trung Quốc vẫn sẽ phải mất nhiều năm để thu hẹp khoảng cách với Mỹ về năng lực trên biển. Số lượng tàu rất quan trọng, nhưng chúng không thể hiện hết toàn bộ câu chuyện. Trung Quốc không cho biết rõ loại tàu và các khả năng của chúng, kỹ năng và kinh nghiệm của các thủy thủ đoàn vận hành chúng, năng lực của các sỹ quan dẫn dắt những con tàu này”.

Theo ông Esper, vì lý do này, quân đội Mỹ cần phải thực hiện các biện pháp để duy trì sự áp đảo về sức mạnh trên biển, trong đó có việc mở rộng quy mô của lực lượng Hải quân.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, để đạt được mục tiêu nâng số lượng tàu lên 355, Bộ Quốc phòng cần phải cấp kinh phí lớn hơn cho Hải quân Mỹ, nhưng bên cạnh đó phải dành nhiều nguồn lực hơn để mở rộng và hiện đại hóa các nhà máy đóng tàu – lĩnh vực mà Trung Quốc cũng đang có nhiều lợi thế.

Những nhận xét của Bộ trưởng Esper cùng mối quan tâm của ông đến việc tăng cường năng lực đóng tàu của Mỹ được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo hàng năm về Sức mạnh Quân sự của Trung Quốc.

Theo báo cáo của Bộ này, Trung Quốc đã đạt được mức ngang bằng - hoặc thậm chí vượt xa Mỹ trong một số lĩnh vực hiện đại hóa quân sự. Báo cáo nhấn mạnh: “Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng chiến đấu tổng lực xấp xỉ 350 tàu và tàu ngầm. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng là quốc gia đóng tàu hàng đầu thế giới về tải trọng”.

Báo cáo giải thích thêm, Trung Quốc đang nỗ lực nâng cao “năng lực đóng tàu cho lực lượng hải quân”. Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ước tính rằng, Bắc Kinh có thể có 425 tàu chiến vào năm 2030.

Business Insider dẫn thông tin từ các chuyên gia quân sự nhận định rằng "năng lực đóng tàu của Trung Quốc có thể giúp nước này duy trì lợi thế trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột kéo dài với Mỹ", vì điều đó "mang lại cho Trung Quốc một số năng lực bổ sung nếu họ cần củng cố hay tái thiết lực lượng hải quân trong một cuộc xung đột mà họ bị mất nhiều tàu chiến".

Nhận xét về những thách thức quân sự từ Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Bộ trưởng Esper nói rằng "Mỹ phải sẵn sàng ngăn chặn xung đột, và nếu cần, phải chiến đấu và chiến thắng trên biển”./.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)

Theo CNA, Business Insider

Tag: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hải quân Mỹ hải quân Trung quốc tàu chiến chiến tranh trên biển sức mạnh hải quân tàu chiến thay đổi cuộc chơi máy bay không người lái hiện đại hóa quân đội cạnh tranh sức mạnh Mỹ Trung thách thức hàng hải

Viết bình luận

Tin liên quan

Video: Tiêm kích F-14 Tomcat siêu thanh giàu thâm niên của hải quân Mỹ

VOV.VN - F-14 Tomcat là loại máy bay tiêm kích siêu thanh 2 động cơ, 2 chỗ ngồi, 2 đuôi, giàu thâm niên trong hải quân Mỹ, chao lượn và đáp xuống tàu sân bay.

Mỹ tập trận hải quân lớn nhất thế giới giữa căng thẳng với Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận năm nay có 5.300 binh sỹ và 20 tàu, chỉ được tiến hành trên biển và diễn ra trong 2 tuần, thay vì 5 tuần như thông lệ.

Máy bay CMV-22B Osprey - “Đại bàng biển” thần tốc của Hải quân Mỹ

VOV.VN - Máy bay quân sự cánh quạt nghiêng CMV-22B Osprey đã chính thức tham gia hạm đội của Hải quân Mỹ, để thay thế máy bay chở hàng C-2 Greyhound.

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/my-tinh-thay-doi-cuoc-choi-quyet-giu-loi-the-truoc-trung-quoc-ve-suc-manh-hai-quan-779402