Mỹ và Huawei: Coi chừng 'già néo đứt dây'
Những miếng đòn Mỹ nhắm vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc có thể làm tăng cường sức mạnh công nghệ nước này.
Huawei với slogo: Hãy biến nó thành hiện thực. Ảnh:AP
Huawei đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Từ nửa đêm ngày 14/9, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này đã bị cắt khỏi các nguồn cung thiết bị bán dẫn quan trọng.
Không có chip, họ sẽ không thể sản xuất điện thoại thông minh hay thiết bị mạng di động mà công việc kinh doanh của họ phụ thuộc vào chúng.
Quy định mới nhất của Mỹ được chốt vào ngày 17/8 cấm các công ty trên toàn thế giới bán chip cho Huawei nếu chúng được làm từ các bộ sản xuất chip của Mỹ.
Các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ có Huawei là khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cũng như hiệp hội ngành nghề của họ đã thỉnh cầu chính phủ gia hạn ngày thi hành điều luật này.
Trông có vẻ không có khả năng cho một lệnh hoãn hoàn toàn. Huawei hiện tại có khả năng sẽ đi theo một trong ba con đường.
Con đường đầu tiên liên quan đến việc Washington cấp phép cho các nhà cung cấp để họ có thể bán chip cho công ty này theo kiểu hạn chế.
Điều này gần như có thể giữ Huawei tiếp tục kinh doanh. Nhà sản xuất chip Đài Loan Media Tek, một trong những nhà cung cấp chính của Huawei, đã kiến nghị Bộ Thương mại Mỹ cho một giấy phép như vậy.
Để ngăn chặn lợi thế của Huawei, các nhà cung cấp muốn sản xuất chip được thiết kế bởi HiSilicon, bộ phận sản xuất thiết bị bán dẫn nội bộ của Huawei, khó có thể được chính phủ cấp sự miễn trừ như thế.
Kể cả một Huawei bị yếu đi cũng không thể làm hài lòng nước Mỹ. Thiết lập mặc định của Bộ Thương mại là để từ chối các giấy phép.
Điều đó sẽ buộc công ty Trung Quốc này thực hiện nhiều hành động liều lĩnh hơn, như tự sản xuất chip bằng cách sử dụng công nghệ cũ hơn mà họ có thể tìm nguồn từ các chuỗi cung ứng không có các công ty Mỹ.
Pierre Ferragu thuộc công ty nghiên cứu viễn thông và công nghệ New Street Research trông đợi Huawei sẽ thực hiện điều đó trong vòng 12 tháng tới. Con đường này vừa mới trở nên chông gai hơn.
Vào ngày 4/9, Reuter đưa tin Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề xuất liệt Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) (tạm dịch: Tập đoàn Sản xuất Thiết bị bán dẫn Quốc tế), nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc vào cùng một danh sách đen với Huawei.
Lầu năm góc viện lẽ SMIC làm việc với lực lượng quân đội Trung Quốc và vì vậy sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia. Việc bị đưa vào danh sách đen sẽ hủy hoại công việc kinh doanh của SMIC, vốn phụ thuộc vào các máy công cụ của Mỹ.
Giá cổ phiếu của họ giảm gần một phần tư sau khi tin này được đưa ra. SMIC phủ nhận có quan hệ với quân đội và nói họ “hoàn toàn sốc”.
Lời đe dọa về các hành động như vậy có thể ngăn cản SMIC liên kết với HiSillicon như Huawei có thể đã trông đợi. Điều này làm cho con đường thứ ba trở thành tình huống có thể xảy ra.
Huawei sẽ trỗi dậy sau khi bị Mỹ 'bắt ạnt'?. Ảnh: wccftech
Huawei có thể phá sản, hoặc bị buộc bán một phần hoạt động kinh doanh của nó.
Điều đó sẽ không xảy ra tức khắc: đến cuối năm 2019, công ty này có dự trữ tiền mặt lên đến 371 tỷ nhân dân tệ (54 tỷ đô la), đủ để trang trải các chi phí hoạt động trong một năm rưỡi.
Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng, nó có thể trút gánh nặng sang HiSillicon (bằng cách giảm tải hoạt động sản xuất chip nội bộ). Bộ phận thiết kế chip của Huawei là một trong những đơn vị tiên tiến nhất trên thế giới.
Theo công ty phân tích IC Insights, HiSilicon đã lọt vào trong top mười công ty thiết kế lớn nhất thế giới xét về doanh thu trong nửa đầu 2020 và là công ty Trung Quốc đầu tiên làm được điều này.
Vì sẽ không còn có thể thiết kế chip cho chủ sở hữu của mình sau ngày 14/9, HiSilcon có thể thu lợi nhuận bằng cách tập trung vào làm việc cho các bên thứ ba ở Trung Quốc. Điều đó sẽ tạo ra một dòng doanh thu mới cho Huawei.
Nếu thay vào đó Huawei bị buộc phải đóng cửa HiSilicon, những kỹ sư bị cho thôi việc sẽ được các đội thiết kế chip của những gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc như Alibaba, Tencent và ByteDance nhanh chóng thu dụng. Hoặc họ có thể gầy dựng những công ty thiết kế của riêng mình; nhiều người được cho là đã bí mật rời đi trước.
Mỗi tình huống như vậy đều làm các công ty như Qualcomm lo ngại. Ông lớn trong ngành thiết kế chip của Mỹ này liệt sự cạnh tranh từ Trung Quốc như một mối nguy trong các tờ khai báo cáo hàng năm của mình
Năm ngoái, doanh số bán hàng cho Trung Quốc chiếm 11,6 tỷ đô la trong tổng 24.3 tỷ đô la doanh thu của Qualcomm.
Một HiSilicon được giải phóng khỏi Huawei sẽ đe dọa doanh số đó. Huawei đang giữ vẻ thản nhiên.
Họ cho biết sẽ dành hơn 20 tỷ đô la vào nghiên cứu và phát triển trong năm nay, nhiều hơn 5,8 tỷ đô so với năm 2019 và gần bằng với chi tiêu của Amazon, công ty có gấp đôi doanh thu.
Họ hi vọng sẽ kiếm được các dòng doanh thu mới ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công từ Mỹ hơn. Những đòn tấn công này không chắc sẽ dịu đi ngay cả khi Joe Biden đắc cử tổng thống năm nay.
Nhưng nếu chú Sam (nước Mỹ) thắt chặt kiểm soát, nó có nguy cơ chèn ép công nghệ Trung Quốc thành một hình dạng mà nước Mỹ không còn có thể kiểm soát được. Huawei hy vọng có thể kiên trì được đến lúc đó.
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/my-va-huawei-coi-chung-gia-neo-dut-day-post98727.html