Mỹ vừa hồi sinh thêm một 'pháo đài bay' B-1B từ nghĩa địa

Mỹ đã quyết định hồi sinh một chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer từ 'nghĩa địa máy bay' để thay thế cho chiếc đã bị tai nạn cháy rụi hồi tháng 1 vừa qua.

Sau ba năm tại 'nghĩa địa máy bay', một chiếc B-1B Lancer, có biệt danh là Rage, đã được hồi sinh trở lại để bù đắp sức mạnh của không quân.

Sau ba năm tại 'nghĩa địa máy bay', một chiếc B-1B Lancer, có biệt danh là Rage, đã được hồi sinh trở lại để bù đắp sức mạnh của không quân.

Nhiếp ảnh gia hàng không Cayden Smith gần đây đã chụp ảnh chiếc B-1B Lancer Rage, với số sê-ri 86-0115, đang bay tại Căn cứ Không quân Davis–Monthan ở Tucson, Arizona.

Nhiếp ảnh gia hàng không Cayden Smith gần đây đã chụp ảnh chiếc B-1B Lancer Rage, với số sê-ri 86-0115, đang bay tại Căn cứ Không quân Davis–Monthan ở Tucson, Arizona.

Rage là một trong 17 chiếc B-1B đã nghỉ hưu vào năm 2021. Việc này nhằm giúp giảm phi đội B-1 từ 62 xuống còn 45 máy bay để cắt giảm chi phí, trước khi hoàn thành việc thay thế chúng bằng loại B -21 Stealth Raider .

Rage là một trong 17 chiếc B-1B đã nghỉ hưu vào năm 2021. Việc này nhằm giúp giảm phi đội B-1 từ 62 xuống còn 45 máy bay để cắt giảm chi phí, trước khi hoàn thành việc thay thế chúng bằng loại B -21 Stealth Raider .

Tuy nhiên Rage là một trong bốn chiếc B-1B thuộc diện kho lưu trữ Type 2000. Về cơ bản, tình trạng lưu trữ tích cực này giúp có thể hồi sinh nhanh chóng các máy bay loại biên khi cần thiết.

Tuy nhiên Rage là một trong bốn chiếc B-1B thuộc diện kho lưu trữ Type 2000. Về cơ bản, tình trạng lưu trữ tích cực này giúp có thể hồi sinh nhanh chóng các máy bay loại biên khi cần thiết.

Kho lưu trữ Type 2000 là một bước thấp hơn so với "kho lưu trữ bất khả xâm phạm" Type 1000 Ở tình trạng lưu trữ này, toàn bộ máy bay được giữ nguyên, chỉ khác là nó sẽ không được bay. .

Kho lưu trữ Type 2000 là một bước thấp hơn so với "kho lưu trữ bất khả xâm phạm" Type 1000 Ở tình trạng lưu trữ này, toàn bộ máy bay được giữ nguyên, chỉ khác là nó sẽ không được bay. .

Chiếc Rage sẽ thay thế chiếc B-1 bị rơi tại Căn cứ Không quân Ellsworth, Nam Dakota vào đầu tháng 1 năm nay.

Quốc hội Mỹ hồi đầu năm nay đã đặt ra các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt, buộc không quân Mỹ phải duy trì phi đội gồm 45 chiếc B-1B.

Vì vậy khi có bất kỳ chiếc B-1B nào bị tổn thất do chiến đấu, hay do tai nạn, ngay lập tức chúng sẽ bổ sung cho đủ phi đội.

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ hồi sinh oanh tạc bơ này. Trước đó một chiếc B-1B mới nghỉ hưu đã quay trở lại từ Tucson để thay thế một chiếc khác do xảy ra tai nạn.

Vào tháng 4 năm nay, một chiếc B-1B có biệt danh là Lancelot đã nghỉ hưu được đưa đến Căn cứ Không quân Tinker, Oklahoma, để hoàn tất quá trình tái sinh trước khi gia nhập không quân Mỹ.

Việc này nhằm mục đích thay thế một máy bay khác đã bị loại bỏ sau một vụ cháy động cơ thảm khốc trong quá trình bảo dưỡng định kỳ tại Căn cứ Không quân Dyess, Texas, vào năm 2022.

Trong khi quy mô của phi đội B-1B đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, không quân Mỹ vẫn coi trọng oanh tạc cơ Lancer.

Những nỗ lực đã được không quân Mỹ thực hiện để kéo dài tuổi thọ của máy bay ném bom trước khi giới thiệu oanh tạc cơ tàng hình B-21.

Nhiệm vụ của B-1B Lancer hiện tại là tấn công tầm xa sau nhiều năm cung cấp hỗ trợ trên không tầm gần cho các hoạt động chống nổi loạn trong chiến tranh toàn cầu chống khủng bố.

Những phi vụ bay cực kỳ dài của dòng oanh tạc cơ này có thể kéo dài gần 40 giờ đồng hồ giúp Mỹ có thể thực hiện nhiệm vụ ở bất kỳ đâu trên thế giới

Hơn nữa, loại máy bay này cũng được đánh giá cao vì khả năng mang tải, bao gồm khả năng mang vũ khí lớn hơn và có thể là tên lửa hành trình siêu thanh .

B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng được phát triển từ những năm 1970 với mục đích thay thế "pháo đài bay" B52.

Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, đạt vận tốc Mach 2 ở độ cao lớn, vì vậy phần vỏ của nó làm bằng hợp kim titan, do đó làm giá thành tăng lên tới 70 triệu USD (tương đương gần 550 triệu USD thời giá hiện tại).

Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, đạt vận tốc Mach 2 ở độ cao lớn, vì vậy phần vỏ của nó làm bằng hợp kim titan, do đó làm giá thành tăng lên tới 70 triệu USD (tương đương gần 550 triệu USD thời giá hiện tại).

Mặt khác, hợp kim titan khi đó chỉ nằm trong tay Liên Xô, điều này có nghĩa là Mỹ phải phụ thuộc, nếu nổ ra chiến tranh thì Washington sẽ không thể chế tạo tiếp B-1A.

Do vậy, việc sản xuất hàng loạt B-1A đã bị quân đội Mỹ hủy bỏ khi mới chỉ có 4 nguyên mẫu được chế tạo.

Năm 1980 khi chiến tranh Lạnh đạt đỉnh điểm, dự án máy bay ném bom B-1 một lần nữa được quân đội Mỹ để ý đến do nó được phát hiện có khả năng xâm nhập thấp chớp nhoáng.

Do những khó khăn của việc chế tạo B-1A, quân đội Mỹ yêu cầu nhà phát triển sửa đổi thành phiên bản B-1A thành B-1B Lancer, ở phiên bản này vận tốc tối đa được giảm còn Mach 1,25, như vậy vấn đề titan và ngân sách đã được giải quyết.

B-1B Lancer đã được phê duyệt và bắt đầu phục vụ trong Không quân Mỹ vào năm 1986. Đây là dòng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tốc độ cao.

Vào những năm 1990, B-1B Lancer đã được chuyển đổi sang sử dụng ném bom thông thường. Chúng tham chiến lần đầu năm 1998 trong Chiến dịch Cáo sa mạc. Sau đó, nó tiếp tục hỗ trợ quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan và Iraq.

Trong Chiến dịch Cáo sa mạc, máy bay B-1B Lancer đã thả khoảng 40% lượng bom đạn của liên quân do Mỹ đứng đầu.

Theo kế hoạch, B-1B Lancer sẽ tiếp tục là một trong máy bay ném bom chủ chốt của quân đội Mỹ cho đến năm 2040.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer có chiều dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe.

Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 giúp chúng có thể đạt vận tốc 1.335 km/h ở độ cao trên 15.000m.

Đặc biệt máy bay vẫn có thể bay siêu âm với vận tốc 1.100km/h ở tầm thấp chỉ từ 60 tới 152m. Việc bay thấp cho phép tránh được radar thám sát của đối phương. Phạm vi hoạt động của máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer lên tới 12.000 km.

Năm 2014, Lầu Năm góc từng nâng cấp khả năng chiến đấu cho B-1B Lancer bằng cách lắp đặt các màn hình màu đa chức năng, giúp phi công kiểm soát tình huống dễ dàng hơn.

Với khả năng chiến đấu tầm xa, B-1B Lancer có thể thực hiện nhiệm vụ một cách liên tục tới những chiến trường xa căn cứ mà không cần tái nạp nhiên liệu.

B-1B được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A, gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1B còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.

Sức mạnh của B-1B Lancer nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, kết hợp với nước sơn đặc biệt cho độ bộc lộ radar thấp và khả năng phóng tên lửa tầm xa ngoài tầm với của tên lửa phòng không.

Mỹ đã làm cho những "pháo đài bay" B-1B Lancer trở thành một trong những thứ vũ khí đáng sợ nhất, và có khả năng tấn công toàn cầu.

Gói nâng cấp tăng số điểm treo vũ khí dưới cánh chiếc B-1B Lancer từ 6 lên 8, điều này giúp tăng trọng vũ khí. Giá treo mới có thể lắp các vũ khí lớn và nặng hơn như tên lửa siêu thanh.

Khoang vũ khí bên trong thân máy bay cũng được kéo dài từ 4,5 m lên 6,8 m, kết hợp với giá treo kiểu ổ quay cho khả năng mang theo 24 tên lửa trong khoang, thậm chí lên đến 40 tên lửa với tháp treo mới mà họ đang thiết kế.

Washington nâng cấp phi đội B-1B nhằm duy trì khả năng chiến đấu của chúng cho tới khi được thay thế bằng máy bay tàng hình B-21 Raider.

Oanh tạc cơ B-1B Lancer là dòng vũ khí đắt đỏ của không quân Mỹ khi có giá khoảng 283 triệu USD/chiếc.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-vua-hoi-sinh-them-mot-phao-dai-bay-b-1b-tu-nghia-dia-post583580.antd