Năm 1948: Lần đầu tiên Israel 'so găng' với liên minh Ả Rập
Ngay sau khi lập quốc vào ngày 14/5/1958, Israel chính thức tuyên chiến với liên minh các nước Ả Rập, điều đáng nói là một mình họ phải đối đầu với 8 nước.
Diễn ra vào tháng 5/1948, và kéo dài trong khoảng 10 tháng, cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948 là lần đầu tiên những người Israel "so găng" với liên Minh Ả Rập ngay sau khi tuyên bố lập quốc của Israel còn chưa ráo mực. Trong một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức. Nguồn ảnh: Common.
Tham gia cuộc chiến này, phía Israel phải đối đầu với liên minh 8 nước Ả Rập bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Liban, Iraq, Ả Rập Saudi, Yemen và Palestine. Nguồn ảnh: Common.
Nếu so về dân số, liên minh Ả Rập có dân số đông gấp nhiều lần những người Israel nhưng người Israel đã chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc mình nên đã giành được nhiều chiến thắng vang dội. Nguồn ảnh: Common.
Do quá thiếu nhân lực, Israel đã huy động cả phụ nữ tham gia trong cuộc chiến giành động lập này. Trong khi đó, các quốc gia Ả Rập lại không có sự phối hợp về hành động, mục tiêu và quyền lợi không phù hợp nhau nên tinh thần chiến đấu sớm sa sút. Nguồn ảnh: Common.
Số lượng binh lính Israel tham chiến vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh này chỉ khoảng 30.000 người. Càng về sau, số lượng tham chiến càng đông do có rất nhiều người Do Thái ở nước ngoài đã về nước chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Nguồn ảnh: Common.
Tính tới khi cuộc chiến kết thúc, phía Israel đã có tổng cộng 115.000 quân tham chiến. Ảnh: Những nữ quân nhân Israel tham chiến trong cuộc chiến giành độc lập, quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nữ của Israel cũng bắt đầu từ sau cuộc chiến này và kéo dài tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Common.
Ở bên kia chiến tuyến, liên minh Ả Rập ban đầu tham chiến với khoảng 29.000 quân, trong đó số lượng lính Ai Cập là đông nhất với 10.000 quân tham chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Common.
Tới cuối cuộc chiến, số lượng lính tham chiến của các quốc gia trong liên minh Ả Rập đã lên tới con số 69.000 quân. Nguồn ảnh: Common.
Vũ khí được các bên mang vào tham gia cuộc chiến này là gần như tương đương nhau, tất cả đều sử dụng các vũ khí tồn kho từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai trong đó Ai Cập sử dụng vũ khí, thiết bị của Anh, Syria sử dụng của Pháp còn Israel sử dụng vũ khí của Anh, Đức và Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: Common.
Có thể nói, trong cuộc chiến này phía Israel đã giành chiến thắng bằng tinh thần quả cảm yêu nước của mình. Họ hiểu rằng, nếu để thua trong cuộc chiến tranh giành độc lập, người Do Thái sẽ trở thành vô tổ quốc, không chốn dung thân và một ngày nào đó dân tộc Do Thái sẽ bị diệt vong, đồng hóa với các dân tộc khác. Nguồn ảnh: Common.
Kết thúc cuộc chiến, nhà nước Israel được thành lập với lãnh thổ riêng biệt lấy từ Palestine. Khoảng 1% dân số Israel đã hy sinh trong cuộc chiến (khoảng 6500 người). Trong vòng 3 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, đã có khoảng 700.000 người định cư Do Thái đã quay trở về Israel lập nghiệp, xây dựng lại quê hương. Nguồn ảnh: Common.
Cũng trong thế kỷ 20, đã có nhiều lần Israel phải "so găng" với toàn bộ liên minh Ả Rập và lần nào quốc gia Do Thái nhỏ bé này cũng chiến thắng. Đơn giản là vì họ không được phép thua, nếu thua, rất có thể toàn bộ dân tộc Do Thái sẽ lâm vào cảnh tứ xứ như thời chạy trốn để khỏi bị thảm sát như trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Common.