Năm 2020, GDP của Trung Quốc tăng 2,3% nhờ phục hồi mạnh từ đại dịch
Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc vào năm 2020 đã tăng trưởng nhờ đầu tư và tiêu dùng, được hỗ trợ bởi sự phục hồi tương đối nhanh chóng từ đại dịch COVID-19.
Nhân viên của Aiways Automobiles ở Thượng Hải vào ngày 14 tháng 1. Ảnh: Reuters
Bài liên quan
Trung Quốc tăng tốc số hóa Nhân dân tệ với tham vọng là 'người dẫn đầu'
Trung Quốc thắt chặt chính sách cho vay, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lo vỡ nợ
Trung Quốc tiết lộ lý do bùng phát dịch nhiều nơi, 13 người Israel bị liệt mặt sau tiêm vaccine Covid-19
Trung Quốc gấp rút tìm kiếm các nhà cung cấp sắt khi nguồn cung của mình cạn kiệt
Cục Thống kê Quốc gia cho biết vào hôm thứ Hai (18/1) rằng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức trung bình 2,1% được dự đoán bởi 35 nhà kinh tế do Nikkei thăm dò ý kiến.
Dù vậy, mức tăng trưởng này là thấp nhất trong 44 năm, thấp hơn mức 6% đạt được vào năm 2019.
Trung Quốc có thể sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất mở rộng quy mô khi các nước bao gồm Mỹ và Nhật Bản tiếp tục vật lộn với đại dịch. Tuy nhiên, việc mở rộng đã đạt được sau sự điều chỉnh giảm được thực hiện vào tháng trước đối với các con số năm 2019, cung cấp cơ sở thấp hơn để đạt được báo cáo tăng trưởng cho năm 2020.
Tăng trưởng trong quý cuối cùng được cải thiện lên 6,5%, dựa trên đà tăng trưởng 4,9% đạt được trong quý thứ ba và mức tăng trưởng 3,2% được thấy trong quý thứ hai.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chỉ ra vào đầu tháng này trong một tuyên bố rằng: "Các chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính đã hỗ trợ sự phục hồi".
Sự phục hồi sớm của Trung Quốc sau đại dịch đã cho phép sản xuất công nghiệp tăng mạnh, góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa nhà máy của nước này, bao gồm thiết bị y tế và điện tử.
Nước này đạt thặng dư thương mại cao kỷ lục, nhờ tăng trưởng xuất khẩu 3,6%.
IMF cho biết vào ngày 8/1, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 7,9% khi hoạt động kinh tế tiếp tục bình thường hóa và các đợt bùng phát trong nước vẫn được kiểm soát.
DHgate, một nền tảng thương mại điện tử có trụ sở tại Bắc Kinh, đã chứng kiến nhu cầu về xe đạp chạy bằng pin sản xuất tại Trung Quốc tăng 210% hàng năm khi các nước châu Âu như Anh, Pháp và Ý thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trong thời kỳ đại dịch.
Diane Wang, người sáng lập kiêm chủ tịch DHgate, nói với Nikkei rằng: "Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn vào năm 2021 vì nó đã nổi lên như một kênh chính để giảm thiểu tác động của thương mại thông thường trong bối cảnh đại dịch".