Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 18,4%, lên 9.000 tỷ đồng. Tuy vậy, ngân hàng không trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm nay.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2024. Tổng tài sản năm 2025 dự kiến đạt 450.000 tỉ đồng, tăng 7,6%. Huy động vốn dự kiến tăng 12,3% lên 420.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế tăng khoảng 20% lên 313.750 tỷ đồng. TPBank cũng cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chính thức sẽ thực hiện theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo từng thời kỳ.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, TPBank không trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức. Năm 2024, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 7.599 tỷ đồng, hoàn thành 101,33% kế hoạch ĐHĐCĐ giao. Sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối năm 2024 của ngân hàng là 4.851 tỷ đồng.
Theo chương trình Đại hội, năm nay, TPBank không đưa ra kế hoạch M&A nào. Năm 2024, TPBank quan tâm mở rộng hệ sinh thái thông qua việc mua lại, tái cơ cấu công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, duy trì tỷ lệ vốn góp, mua cổ phần tại công ty chứng khoán.
Cụ thể, năm 2024, TPBank tiếp tục phối hợp với Công ty tài chính cổ phần Handico (HAFIC), Ban Kiểm soát đặc đặc biệt của HAFIC để trình cấp có thẩm quyền chấp thuận tái cơ cấu HAFIC theo Pương án phục hồi với sự hỗ trợ của TPBank, đảm bảo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn của NHNN. Trong quý I/2024, TPBank cũng hoàn thành mua lại Công ty cổ phần quản lý quỹ Việt Cát (VFC) với tỷ lệ nắm giữ cổ phần hiện là 99,9%. Tính đến hết năm 2024, TPBank sở hữu 9,01% vốn tại Công ty cổ phần chứng khoán Tiên Phong (TPS), giá trị góp vốn thực là 270,3 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ban Điều hành, năm 2025, TPBank sẽ thay đổi về cơ cấu tổ chức, giải thể Khối Xử lý và thu hồi nợ sát nhập vào Khối Pháp chế và Khối Giám sát tín dụng và phân luồng xử lý nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tinh giảm đầu mối nhân sự các cấp trung gian, nâng cao năng suất, tối ưu định biên tăng cường lực lượng bán hàng và giảm nhân sự gián tiếp nhờ ứng dụng công nghệ và cải tiến quy trình.
Về kế hoạch kinh doanh, đối với phân khúc khách hàng cá nhân, TPBank đặt mục tiêu phát triển khahcs hàng mới theo những địa bàn và tệp khách hàng mục tiêu cụ thể, tập trung vào các khách hàng chất lượng. Tiếp tục triển khai cải thiện các sản phẩm hco vay cốt lõi như cho vay bất động sản, cho vay iua ô tô,m cho vay kinh doanh. Đồng htowif, tiếp tục các pahts tirener các sản phẩm số mới theo mô hình hợp tác đối tác, gia tăng dư nợ cho vay trên kênh số…
Với khách hàng doanh nghiệp, TPBank định hướng đưa ra các sản phẩ dịch vụ hướng tới nhóm khách hàng nhỏ, giúp khách hàng có khả năng tiếp cận tài chính tốt hơn. Xây dựng sản phẩm phu fhowpj với đặ cđiểm từng ngành,m pahan khúc khách hàng, địa bàn…
Với khách hàng doanh nghiệp lớn, TPBank chú trọng phát triển khách hàng mới để mở rộng tệp khách hàng. Đối với nhóm khách hàng bất động sản, giải ngân đi kèm với kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, kiểm soát tiến độ xây dựng, nâng cao hơn nữa việc đánh giá và xây dựng các phương án cấu trúc tài chính cho khách hàng nhằm quản trị khách hàng phát triển bền vững.
TPBank dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu, 2.100 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025, tương đương mức tăng trưởng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng này đến từ sự mở rộng hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa hiệu quả tài chính và kiểm soát chi phí hiệu quả.