Nam thanh nữ tú chen nhau đến phờ phạc trong ngày khai hội chùa Hương

Sáng 30/1 (tức mùng 6 Tết Canh Tý 2020), Lễ hội chùa Hương 2020 chính thức khai hội tại sân Thiên Trù, khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Sáng nay (mùng 6 Tết), tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội diễn ra lễ khai hội chùa Hương, một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất cả nước.

Sáng nay (mùng 6 Tết), tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội diễn ra lễ khai hội chùa Hương, một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất cả nước.

Từ sáng sớm, du khách thập phương nườm nượp trên những chuyến đò về tham dự lễ khai hội.

Từ sáng sớm, du khách thập phương nườm nượp trên những chuyến đò về tham dự lễ khai hội.

Theo Ban tổ chức lễ hội, từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đón gần 200.000 lượt khách, trong đó riêng ngày khai hội đón khoảng 40.000 lượt.

Theo Ban tổ chức lễ hội, từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đón gần 200.000 lượt khách, trong đó riêng ngày khai hội đón khoảng 40.000 lượt.

Ghi nhận của PV, lễ khai hội chùa Hương năm 2020 diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý nên lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn giảm so với ngày khai hội của những năm trước.Tuy nhiên, tại khu vực cách động Hương Tích 100 mét, người dân nhích từng bước chân. Để thoát khỏi đoạn đường ngắn này, nhiều người mất gần 2 tiếng.

Ghi nhận của PV, lễ khai hội chùa Hương năm 2020 diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý nên lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn giảm so với ngày khai hội của những năm trước.Tuy nhiên, tại khu vực cách động Hương Tích 100 mét, người dân nhích từng bước chân. Để thoát khỏi đoạn đường ngắn này, nhiều người mất gần 2 tiếng.

Nhiều người mệt mỏi vì chen chúc chờ vào động Hương Tích làm lễ.

Nhiều người mệt mỏi vì chen chúc chờ vào động Hương Tích làm lễ.

Nhiều người chuẩn bị lễ vật thắp hương từ nhà mang đến chùa làm lễ.

Nhiều người chuẩn bị lễ vật thắp hương từ nhà mang đến chùa làm lễ.

Hàng nghìn người làm lễ Quanh đụn gạo giữa động Hương Tích. Theo truyền thuyết phong thủy, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là Lưỡi Rồng.

Hàng nghìn người làm lễ Quanh đụn gạo giữa động Hương Tích. Theo truyền thuyết phong thủy, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là Lưỡi Rồng.

Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (hay chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương là quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước tham gia. Năm 2019, Khu di tích danh thắng Hương Sơn được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Đăng Khoa

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tin-nhanh-24h/nam-thanh-nu-tu-chen-nhau-den-pho-phac-trong-ngay-khai-hoi-chua-huong-ar524495.html