Nâng cao đời sống người lao động ở công ty chè Yên Sơn

PTĐT - Công ty chè Yên Sơn được thành lập năm 2011, tại khu Đề Ngữ, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, khởi điểm ban đầu là Công ty 2 thành viên cùng góp vốn.

Công nhân công ty chè Yên Sơn thu hái chè.

Công nhân công ty chè Yên Sơn thu hái chè.

PTĐT - Công ty chè Yên Sơn được thành lập năm 2011, tại khu Đề Ngữ, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, khởi điểm ban đầu là Công ty 2 thành viên cùng góp vốn. Nhưng năm đầu liên doanh hoạt động công ty gặp nhiều khó khăn, do không áp dụng các TBKT nên cây chè kém phát triển, nâng suất, chất lượng chè búp tươi thấp không đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến, đời sống người lao động và người dân làm chè còn khó khăn cho nên người trồng không mặn mà với cây chè.Trước tình hình trên, Công ty CP chè Phú Thọ thoái 100% vốn chuyển cho Công ty TNHH thương mại Trà Thăng Long và chuyển thành Công ty TNHH chè Yên Sơn một thành viên. Mặc dù thời gian thành lập chưa lâu, song với sự quyết tâm của các thành viên trong Công ty, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành từ xã, huyện đến tỉnh, sau khi tách ra độc lập công ty đã đi vào hoạt động ổn định và mở rộng sản xuất không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sản phẩm chè đi các nước.

Đầu tư dây chuyên sản xuất chè…

Đầu tư dây chuyên sản xuất chè…

Để không ngừng phát triển sản xuất, có đủ nguyên liệu đáp ứng công suất của dây chuyền chế biến, Công ty đã xây dựng kế hoạch trồng mới, trồng thay thế diện tích chè cằn xấu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Diện tích trồng chè hiện có là trên 207 ha. Công ty đã trồng lại, trồng thay thế 120 ha chè giống cũ bằng các giống chè mới LDP1, LDP2, TRI5.0…Cùng với đó, Công ty đã chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để không ngừng tăng năng suất cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm nguyên liệu chè búp tươi trước khi đưa vào chế biến. Công ty yêu cầu các đội, tổ tuân thủ quy trình kỹ thuật do Công ty hướng dẫn như thực hiện từ khâu thâm canh, chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đến thu hái sản phẩm. Tất cả vật tư, phân bón đều được cung ứng kịp thời cho người lao động và thanh toán theo hình thức chậm trả trừ vào tiền sản phẩm chè búp tươi bán cho công ty.Việc đưa cơ giới hóa vào trong khâu hái cũng được công ty chú trọng; 95% diện tích được thu hoạch bằng máy hái chè đảm bảo theo tiêu chuẩn chè búp tươi, giảm chi phí sàn xuất. Công ty đề ra chính sách thu mua nguyên liệu cho các hộ dân với giá ưu đãi nhất (tối thiểu cao hơn mức trung bình chung từ 4-5 giá), giá bình quân thu mua xấp xi 5.000đ/kg chè búp tươi qua các năm. Với chính sách chăm lo hỗ trợ cho người lao động, tạo lòng tin và sự gắn bó của người lao động và hộ trồng chè trong vùng. Năng suất trung bình đạt 11-12 tấn/ha, một số hộ điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Văn Thọ vườn chè đạt năng suất bình quân 20-22 tấn/ha, thu nhập bình quân 400-500 triệu đồng/năm.

… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, Công ty còn gặp một số khó khăn như nguồn vốn đầu tư, phần lớn lao động mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức khỏe, vì vậy hiệu suất lao động còn thấp và rất khó khăn trong việc thay đổi tác phong công nghiệp…Trong những năm tới, Công ty xác định tập trung phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chè chất lượng cao; đồng thời xây dựng và phát triển mối liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chè đen, quy mô liên kết 50-100ha, đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Tiếp tục cải tiến công nghệ, dây chuyền chế biến, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Sản phẩm có nhãn mác, bao bì, truy xuất được nguồn gốc, xây dựng và phát triển thương hiệu chè Yên Sơn - Phú Thọ; tuyên truyền quản bá sản phẩm chè đen chất lượng, tìm kiếm mở rộng thị trường.

Anh Tú

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202009/nang-cao-doi-song-nguoi-lao-dong-o-cong-ty-che-yen-son-173249