Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế toàn diện để phát triển đất nước

Sáng nay (22-7), Quốc hội nghe Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 Phạm Bình Minh trình bày báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021.

Báo báo nêu rõ, 6 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch; bội chi, nợ công giảm mạnh; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021

Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2016-2020) đạt khoảng 6%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trên thế giới, khu vực. cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực, đúng hướng, thực chất. Hệ thống pháp luật cơ bản được hoàn thiện. Trong nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội đã thông qua 73 dự án luật,2 pháp lệnh; Chính phủ đã ban hành 737 nghị định.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường.

Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.

Toàn cảnh phiên họp sáng 22-7

Toàn cảnh phiên họp sáng 22-7

Đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định quan điểm của Chính phủ là tiếp tục kiên định thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường các biện pháp siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; khẩn trương nắm bắt tình hình để điều chỉnh giải pháp thu hút FDI phù hợp; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; tập trung phát triển hạ tầng số, hạ tầng logistics, giao thông, năng lượng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2026

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2026

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; đổi mới và tăng cường công tác thông tin truyền thông, truyền động lực, tạo cảm hứng cho nhân dân và đồng thuận cao của xã hội.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Thúc đẩy quan hệ với các đối tác, đặc biệt là đối tác quan trọng, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng tầm đối ngoại đa phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế. Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Trần Thể

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/1/125346/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-doi-ngoai-hoi-nhap-quoc-te-toan-dien-de-phat-trien-dat-nuoc