Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã

Những năm gần đây, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) có sự chuyển biến tích cực. Khu vực kinh tế tập thể, nhất là HTX phát triển rộng khắp các vùng miền, địa phương. Số lượng HTX, quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Các địa phương đã chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Ở nhiều tỉnh, thành phố, mô hình HTX sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của vùng, địa phương đã trở thành xu thế chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất để HTX nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.

Những năm gần đây, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) có sự chuyển biến tích cực. Khu vực kinh tế tập thể, nhất là HTX phát triển rộng khắp các vùng miền, địa phương. Số lượng HTX, quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Các địa phương đã chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Ở nhiều tỉnh, thành phố, mô hình HTX sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của vùng, địa phương đã trở thành xu thế chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất để HTX nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, các HTX phát triển chưa được như kỳ vọng, vì những biến động của giá cả thị trường, biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, năng lực của đội ngũ cán bộ ở một số HTX chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều HTX quy mô nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, chỉ cung cấp một số dịch vụ thiết yếu cho thành viên, việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý, điều hành hạn chế. Số HTX được tiếp cận chính sách chưa nhiều, nhất là tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Sự liên kết, hợp tác giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò của liên hiệp HTX chưa được phát huy. Vì vậy, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTX; quan tâm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh tế tập thể, HTX để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, dự báo xu hướng phát triển, có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý; phổ biến, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tiêu biểu, hoạt động hiệu quả. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực về quản lý nhà nước và quản trị sản xuất, kinh doanh cho khu vực kinh tế tập thể, HTX. Đưa các chương trình đào tạo về kinh tế tập thể, HTX vào các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; có hình thức vận động, khuyến khích thanh niên tiếp thu tiến bộ khoa học - công nghệ, tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo mô hình HTX.

Lê Thanh
Chánh Văn phòng Đảng ủy Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/daihoixiii/nang-cao-hieu-qua-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa--632032/