Năng lực xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển sang dư thừa

Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8% trong năm ngoái khi các nhà sản xuất như Samsung Electronics, LG và Hon Hai Precision Industry hỗ trợ xuất khẩu. Giờ đây, các đơn hàng ở nước ngoài đang sụt giảm đã tác động đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đang chậm lại.

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đang chậm lại.

Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò là một giải pháp thay thế giá rẻ cho các công ty gia công sản xuất Trung Quốc. Một hiệp định thương mại và mối quan hệ nồng ấm hơn với Washington đã giúp các nhà sản xuất tại Việt Nam không phải chịu thuế quan và các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc. Sự kết hợp giữa chi phí lao động thấp và vị trí gần với các chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng rất hấp dẫn. Đầu tư nước ngoài đã tăng 13,5% lên 22 tỷ USD vào năm ngoái khi các doanh nghiệp khẳng định hàng điện tử, quần áo và giày thể thao là "Made in Vietnam".

Dữ liệu của Bộ Công thương cho thấy xuất khẩu đạt kim ngạch 372 tỷ USD năm 2022, tăng 10,5% so với năm 2021; trong số các nước láng giềng, chỉ có nhà sản xuất dầu mỏ Malaysia đạt được mức như vậy. Trong khi nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn trên thế giới đang đình trệ, nhất là khi Việt Nam đang thiếu hụt các đơn hàng từ thị trường tiêu dùng khổng lồ Trung Quốc. Các đơn hàng từ thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... cũng suy giảm.

Xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi trong tháng 2 sau khi giảm 23,4% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu do Refinitiv công bố vào ngày 9 tháng 3.

Trong khi đó, lao động Việt Nam trẻ hơn lao động Trung Quốc, nhưng lại già hơn lao động ở Indonesia và Ấn Độ, nên khả năng cạnh tranh về chi phí lao động của Việt Nam có thể không kéo dài.

Trong bối cảnh đó, những dấu hiệu căng thẳng trong nước đã len lỏi vào lĩnh vực bất động sản và làm rung chuyển các chỉ số chứng khoán.

Một số nhà sản xuất đã mất sự nhiệt tình. Pou Chen, nhà sản xuất giày thể thao có thương hiệu lớn nhất thế giới, tháng trước cho biết họ sẽ cắt giảm khoảng 6.000 việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ hai năm sau khi họ phàn nàn rằng họ không thể tìm đủ công nhân. Tâm lý lo lắng cũng có thể cản trở dòng tiền mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đã giảm 38% trong bảy tuần đầu tiên của năm.

Hầu hết các nước láng giềng của Việt Nam, bao gồm cả Trung Quốc, đã giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu bằng cách phát triển các doanh nghiệp tư nhân năng động để nâng cao chuỗi giá trị và tăng lương.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng xu hướng tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả sẽ càng gây khó khăn cho Việt Nam, nhất là nếu FDI tiếp tục hạ nhiệt. Nếu Việt Nam thực sự muốn tăng sức cạnh tranh của mình thì cần phải thay đổi hướng đi không nên quá phụ thuộc vào xuất khẩu.

Trung Việt

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//viet-nam/nang-luc-xuat-khau-cua-viet-nam-dang-chuyen-sang-du-thua-1091334.html