Nâng mũi cấu trúc – Chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa

Hiện nay, nâng mũi cấu trúc đang là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng hiện nay nhờ sở hữu những ưu điểm giúp phái đẹp khắc phục khuyết điểm chiếc mũi, nâng tầm nhan sắc, tự tin hơn trong cuộc sống. Cùng Thạc sĩ - Bác sĩ Hoàng Xuân Đào tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này!

Khách hành trải nghiệm thành công nâng mũi cấu trúc cùng bác sĩ Hoàng Xuân Đào

Khách hành trải nghiệm thành công nâng mũi cấu trúc cùng bác sĩ Hoàng Xuân Đào

Nâng mũi cấu trúc là gì?

Nâng mũi cấu trúc là giải pháp can thiệp vào bên trong cấu trúc của mũi để sắp xếp, tạo hình lại toàn bộ hình dáng mũi, nhằm nhằm khắc phục các khuyết điểm của dáng mũi: mũi thấp tẹt, lệch vẹo, mũi chấn thương do tai nạn, đầu mũi to, mũi hỏng,...

Theo Ths. Bác sĩ Hoàng Xuân Đào, với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách 2 bên cánh mũi, dựng vách ngăn bằng sụn trụ mũi, bọc sụn đầu mũi và sống mũi tạo nên một dáng mũi đẹp hoàn chỉnh, hài hòa từ sống mũi đến đầu mũi.

Điểm khác biệt của phương pháp nâng mũi cấu trúc so với các phương pháp khác là sự vững chãi, tạo ra kết cấu mũi bền vững và an toàn cho cơ địa người Việt. Đồng thời, còn đòi hỏi trình độ tay nghề, kỹ thuật cao của bác sĩ. Ngoài ra, chất liệu sụn sử dụng cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định thành công của chiếc mũi đẹp.

Các chất liệu sụn nâng mũi cấu trúc phổ biến hiện nay

Sụn nâng mũi đóng vai trò quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công của ca nâng mũi. Đây là vật liệu dùng để tạo hình đầu mũi và sống mũi. Hiện nay, có 2 loại sụn phổ biến được các bác sĩ khuyên sử dụng là sụn nhân tạo và sụn tự thân.

Sụn nhân tạo: chất liệu sụn nâng mũi được đúc in 3D từ chất liệu dẻo, có độ mềm dẻo tốt và có khả năng tương thích cao với con người. Loại sụn này có nhiều ưu điểm, do đó được ưa chuộng trong phẫu thuật nâng mũi. Hiện nay có 2 loại sụn nhân tạo phổ biến:

Sụn silicon: Đây là loại sụn có khả năng tạo hình tốt, được sử dụng khá phổ biến tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Chất liệu sụn nâng mũi bằng silicon có 2 loại là silicon dạng lỏng và silicon dạng dẻo. Trong đó, silicon dạng lỏng hiện nay không còn được sử dụng vì nguy cơ gây dị ứng cao cho khách hàng.

Sụn Surgiform: Là loại sụn được chế tạo từ ePTFE, đã được FDA chứng nhận về độ an toàn cho sức khỏe. Loại sụn này có khả năng tạo hình tốt, độ tương thích cao, dễ dàng bám dính vào cấu trúc múc, mang lại dáng mũi cao bền có thể lên tới 50 năm hoặc vĩnh viễn. Nâng mũi bằng sụn Surgiform có thể khắc phục được nhược điểm bóng đỏ đầu mũi thường gặp ở nâng mũi bằng silicon. Đây cũng là loại sụn được khách hàng quan tâm và ưu tiên khi nâng mũi.

Kết quả Trước - Sau 60 phút nâng mũi cấu trúc

Kết quả Trước - Sau 60 phút nâng mũi cấu trúc

Sụn tự thân: chất liệu sụn được lấy ra từ chính cơ thể người nên có độ tương thích cao (lên tới 99%), ít gây ra các phản ứng dị ứng hay đào thải. Hiện nay, sụn tự thân chủ yếu được lấy từ tai, vách ngăn hay sụn sườn. Trước khi đưa vào cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý, cắt gọt, tạo form để hạn chế tối đa tình trạng bóng đỏ, đảm bảo mang lại dáng mũi cao tự nhiên, duy trì bền đẹp theo thời gian.

Sụn vách ngăn: Loại sụn này thường lấy ở phần vách ngăn giữa mũi nên có độ tương thích khá cao. Sụn có ưu điểm mềm nên dễ tạo hình mũi.

Sụn tai: Thường lấy ở vành tai trong, được sử dụng khá phổ biến trong kỹ thuật nâng mũi bọc sụn tự thân hoặc các kỹ thuật thẩm mỹ khác. Sụn có tính chất mềm dẻo, được các bác sĩ ưa chuộng để bọc đầu mũi, khắc phục tình trạng mũi ngắn, bóng đỏ đầu mũi…

Sụn sườn: Loại sụn này thường được sử dụng để nâng cao sống mũi. Sụn được lấy ở vị trí 6 – 7 – 8 bên ngực phải tùy vào tính chất và số lượng sụn cần sử dụng ở mỗi ca phẫu thuật.

Ths. Bác sĩ Hoàng Xuân Đào 15 năm kinh nghiệm phẫu thuật nâng mũi

Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là ca phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kỹ năng phẫu tích chính xác và thuần thục, nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật lấy sụn, ghép sụn để dựng trụ mũi, tái tạo chóp mũi bằng sụn cánh, sụn vách ngăn hay sụn sườn, sụn tai,… và đặc biệt là kinh nghiệm đánh giá sự nuôi dưỡng của các tổ chức mô tại vị trí ghép sụn mà lựa chọn mô ghép phù hợp nhất để có kết quả lâu dài và hạn chế tối đa phát sinh xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật.

Bác sĩ Hoàng Xuân Đào đang thực hiện nâng mũi cấu trúc

Bác sĩ Hoàng Xuân Đào đang thực hiện nâng mũi cấu trúc

Thạc sĩ - Bác sĩ Hoàng Xuân Đào với 15 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, đã lâm sàng trên 5000 ca thành công và hiện đang đồng hành cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Lemanic. Với sự khéo léo, tận tâm cùng đôi bàn tay "vàng", bác sĩ Đào được biết đến nhiều nhất qua các ca phẫu thuật nâng mũi cấu trúc và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để thay đổi gương mặt của mình trở nên hoàn mỹ hơn.

Với mỗi khách hàng khi đến Lemanic, đều được tận tay bác sĩ Hoàng Xuân Đào thăm khám và trực tiếp phẫu thuật để có được dáng mũi ưng ý nhất cho bản thân mình.

Không chỉ dừng lại ở đó, bác sĩ Hoàng Xuân Đào sẽ luôn dành thời gian để lắng nghe, trao đổi với khách hàng trước khi tiến hành quyết định lựa chọn dáng mũi để hiểu hơn về mong muốn và nguyện vọng của họ. Ngoài ra, dựa trên từng trường hợp khuyết điểm chiếc mũi mà bác sĩ sẽ chỉ định dáng mũi cũng như phương pháp, chất liệu sụn khác nhau mang đến hiệu quả tối ưu và an toàn nhất.

Đặc biệt bác sĩ Hoàng Xuân Đào được đào tạo từ trường đại học danh tiếng của Nga General Medicine tại Russian National Research Medical University chuyên ngành Y Đa khoa và Đại học Y Hà Nội - một trong những trường y danh giá của Việt Nam.

Kiến tạo thành công hơn 3000 chiếc mũi mơ ước cho khách hàng

Kiến tạo thành công hơn 3000 chiếc mũi mơ ước cho khách hàng

Với thành công như hiện tại nhưng bác sĩ Hoàng Xuân Đào vẫn không ngừng học hỏi, thường xuyên tham gia các hội thảo về nâng mũi cả trong và ngoài nước để trau dồi nhiều hơn kinh nghiệm mang lại nhiều giá trị hơn tới khách hàng, từng bước xây dựng sự tự tin cho người Việt.

PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nang-mui-cau-truc-chia-se-tu-bac-si-chuyen-khoa-169230718181055857.htm