NASA bắt trọn khoảnh khắc Mặt trời phát nổ và giãy chết trong 'tương lai'?

Nhờ sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học đã thu được hình ảnh một ngôi sao giống Mặt Trời vừa trải qua cách chết rực rỡ.

Các nhà khoa học đến từ NASA/ESA đã sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble chụp được tinh vân mang tên NGC 2438 tuyệt đẹp cách chúng ta 1.370 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đến từ NASA/ESA đã sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble chụp được tinh vân mang tên NGC 2438 tuyệt đẹp cách chúng ta 1.370 năm ánh sáng.

NGC 2438 được gọi là "tinh vân hành tinh" như một sự lầm lẫn của các nhà thiên văn trong quá khứ, bởi chúng trông hơi giống các hành tinh nhưng thật ra không giống nhau.

NGC 2438 được gọi là "tinh vân hành tinh" như một sự lầm lẫn của các nhà thiên văn trong quá khứ, bởi chúng trông hơi giống các hành tinh nhưng thật ra không giống nhau.

Thực chất, NGC 2438 là một đám mây khí khổng lồ hình cầu gần như hoàn hảo, hiển thị dưới ống kính thiên văn hiện đại với nhiều sắc màu tuyệt đẹp.

Thực chất, NGC 2438 là một đám mây khí khổng lồ hình cầu gần như hoàn hảo, hiển thị dưới ống kính thiên văn hiện đại với nhiều sắc màu tuyệt đẹp.

Tinh vân NGC 2438 là một ngôi sao giống Mặt Trời vừa trải qua cách chết rực rỡ. Sau đó nó sẽ bước vào giai đoạn chỉ kéo dài 10.000 năm, khi vật chất bị đẩy ra liên tục và mở rộng ra ngoài không gian.

Tinh vân NGC 2438 là một ngôi sao giống Mặt Trời vừa trải qua cách chết rực rỡ. Sau đó nó sẽ bước vào giai đoạn chỉ kéo dài 10.000 năm, khi vật chất bị đẩy ra liên tục và mở rộng ra ngoài không gian.

Sau giai đoạn này, tinh vân sẽ trở nên quá mờ nhạt để có thể nhìn thấy được. Đó chỉ là giai đoạn sau của cái chết.

Sau giai đoạn này, tinh vân sẽ trở nên quá mờ nhạt để có thể nhìn thấy được. Đó chỉ là giai đoạn sau của cái chết.

Theo các nhà khoa học NASA/ESA, khi Mặt Trời gần hết tuổi thọ, hết hydro để hợp nhất trong lõi, đầu tiên lõi của nó sẽ bắt đầu nguội và co lại, phá vỡ sự cân bằng mong manh giữa áp suất bên trong của trọng lực và áp suất do bức xạ - nhiệt bên ngoài.

Theo các nhà khoa học NASA/ESA, khi Mặt Trời gần hết tuổi thọ, hết hydro để hợp nhất trong lõi, đầu tiên lõi của nó sẽ bắt đầu nguội và co lại, phá vỡ sự cân bằng mong manh giữa áp suất bên trong của trọng lực và áp suất do bức xạ - nhiệt bên ngoài.

Điều này sẽ mang thêm hydro từ khu vực xung quanh lõi ra ngoài, bốc cháy trong lớp vỏ xung quanh või và tạo ra nguồn năng lượng lớn khiến các lớp ngoài của Mặt Trời phồng lên.

Điều này sẽ mang thêm hydro từ khu vực xung quanh lõi ra ngoài, bốc cháy trong lớp vỏ xung quanh või và tạo ra nguồn năng lượng lớn khiến các lớp ngoài của Mặt Trời phồng lên.

Nó sẽ thành một ngôi sao khổng lồ đỏ và được dự đoán sẽ nuốt chừng 4 hành tinh ở gần nhất, bao gồm Trái Đất.

Nó sẽ thành một ngôi sao khổng lồ đỏ và được dự đoán sẽ nuốt chừng 4 hành tinh ở gần nhất, bao gồm Trái Đất.

Sau đó, sao khổng lồ đỏ dần mất ổn định và phun trào vật chất khắp nơi, cuối cùng sụp đổ thành sao lùn trắng nhỏ bé nhưng mạnh mẽ.

Sau đó, sao khổng lồ đỏ dần mất ổn định và phun trào vật chất khắp nơi, cuối cùng sụp đổ thành sao lùn trắng nhỏ bé nhưng mạnh mẽ.

Sao lùn trắng tiếp tục cạn dần năng lượng và sẽ bùng nổ lần nữa thành một siêu tân tinh, mà tàn tích của nó chính là những tinh vân tuyệt đẹp.

Sao lùn trắng tiếp tục cạn dần năng lượng và sẽ bùng nổ lần nữa thành một siêu tân tinh, mà tàn tích của nó chính là những tinh vân tuyệt đẹp.

Những ngôi sao tạo ra năng lượng bằng cách duy trì và tổng hợp hydro bao gồm sao lùn, sao lớn và sao siêu lớn. Sao lớn và sao siêu lớn đại diện cho giai đoạn cuối của ngôi sao, còn phần lớn các ngôi sao có kích thước nhỏ hơn thuộc giai đoạn trưởng thành về mặt tiến hóa gọi là ngôi sao lùn.

Những ngôi sao tạo ra năng lượng bằng cách duy trì và tổng hợp hydro bao gồm sao lùn, sao lớn và sao siêu lớn. Sao lớn và sao siêu lớn đại diện cho giai đoạn cuối của ngôi sao, còn phần lớn các ngôi sao có kích thước nhỏ hơn thuộc giai đoạn trưởng thành về mặt tiến hóa gọi là ngôi sao lùn.

Như vậy Mặt trời – “trái tim” của hệ Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao lùn, đôi khi nó còn được gọi là "vàng lùn", một quả cầu khí nóng rực.

Như vậy Mặt trời – “trái tim” của hệ Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao lùn, đôi khi nó còn được gọi là "vàng lùn", một quả cầu khí nóng rực.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-bat-tron-khoanh-khac-mat-troi-phat-no-va-giay-chet-trong-tuong-lai-1621489.html