NATO cấm Ba Lan bắn hạ tên lửa Nga tại miền Tây Ukraine

Thời gian qua có nhiều thông tin cho rằng Ba Lan sẽ bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời miền Tây Ukraine để ngăn chúng một lần nữa bay vào không phận nước này và trực tiếp giúp đỡ Kyiv.

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan - ông Andrzej Sheyna gần đây tuyên bố rằng NATO đang nghiên cứu khả năng bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời miền Tây Ukraine để ngăn chặn khả năng bay vào lãnh thổ của họ, cũng như cung cấp sự trợ giúp trực tiếp cho Kyiv.

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan - ông Andrzej Sheyna gần đây tuyên bố rằng NATO đang nghiên cứu khả năng bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời miền Tây Ukraine để ngăn chặn khả năng bay vào lãnh thổ của họ, cũng như cung cấp sự trợ giúp trực tiếp cho Kyiv.

"Chúng tôi đang phân tích nhiều kịch bản khác nhau và đi tới thống nhất là những tên lửa như vậy nên bị bắn hạ vào thời điểm chúng ở rất gần biên giới một quốc gia NATO".

"Chúng tôi đang phân tích nhiều kịch bản khác nhau và đi tới thống nhất là những tên lửa như vậy nên bị bắn hạ vào thời điểm chúng ở rất gần biên giới một quốc gia NATO".

"Tuy nhiên hành động trên chỉ có thể xảy ra nếu nhận được sự đồng ý của Ukraine và có tính đến hậu quả quốc tế - khi đó tên lửa của NATO sẽ đánh trúng tên lửa Nga bên ngoài lãnh thổ của họ", ông Sheyna nhấn mạnh.

"Tuy nhiên hành động trên chỉ có thể xảy ra nếu nhận được sự đồng ý của Ukraine và có tính đến hậu quả quốc tế - khi đó tên lửa của NATO sẽ đánh trúng tên lửa Nga bên ngoài lãnh thổ của họ", ông Sheyna nhấn mạnh.

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan đặc biệt lưu ý về vụ việc gần đây, khi một tên lửa hành trình Nga bị cáo buộc xâm phạm không phận Ba Lan trong thời điểm nó tấn công các cơ sở trên đất Ukraine.

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan đặc biệt lưu ý về vụ việc gần đây, khi một tên lửa hành trình Nga bị cáo buộc xâm phạm không phận Ba Lan trong thời điểm nó tấn công các cơ sở trên đất Ukraine.

Tên lửa bay với tốc độ 800 km/h ở độ cao 400 mét, tiến sâu vào 2 km trong khoảng thời gian 39 giây rồi rời khỏi lãnh thổ Ba Lan. Ông Andrzej Sheyna nhấn mạnh chuyến bay của tên lửa Nga là có chủ ý và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Tên lửa bay với tốc độ 800 km/h ở độ cao 400 mét, tiến sâu vào 2 km trong khoảng thời gian 39 giây rồi rời khỏi lãnh thổ Ba Lan. Ông Andrzej Sheyna nhấn mạnh chuyến bay của tên lửa Nga là có chủ ý và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Ông Sheyna nói thêm, Nga không nên thử thách sự kiên nhẫn của Liên minh: "Moskva nên làm quen với thực tế là NATO và các quốc gia EU sẽ bắt đầu thiết lập một quan điểm cứng rắn nhất định khi giải quyết xung đột Ukraine".

Ông Sheyna nói thêm, Nga không nên thử thách sự kiên nhẫn của Liên minh: "Moskva nên làm quen với thực tế là NATO và các quốc gia EU sẽ bắt đầu thiết lập một quan điểm cứng rắn nhất định khi giải quyết xung đột Ukraine".

Mặc dù vậy, mới đây Tổng thư ký NATO Stoltenberg xác nhận Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã cấm Ba Lan bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời miền Tây Ukraine, bất chấp mọi nỗ lực vận động của Kyiv.

Mặc dù vậy, mới đây Tổng thư ký NATO Stoltenberg xác nhận Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã cấm Ba Lan bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời miền Tây Ukraine, bất chấp mọi nỗ lực vận động của Kyiv.

"Các quốc gia NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga, nhưng sẽ không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột dưới bất kỳ hình thức nào", Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã đưa ra tuyên bố này.

"Các quốc gia NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga, nhưng sẽ không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột dưới bất kỳ hình thức nào", Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã đưa ra tuyên bố này.

Ông Stoltenberg đã bình luận về thông tin cho biết phòng không Ba Lan sẵn sàng bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Tây Ukraine "trong tình huống cần thiết".

Ông Stoltenberg đã bình luận về thông tin cho biết phòng không Ba Lan sẵn sàng bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Tây Ukraine "trong tình huống cần thiết".

Hành động trên nếu xảy ra sẽ vừa có tác dụng chặn tên lửa Nga xâm phạm không phận của họ, vừa giúp "giải phóng" các hệ thống phòng không và cho phép Kyiv gửi vũ khí tới khu vực miền Trung cũng như miền Đông để chống lại hàng không Nga.

Hành động trên nếu xảy ra sẽ vừa có tác dụng chặn tên lửa Nga xâm phạm không phận của họ, vừa giúp "giải phóng" các hệ thống phòng không và cho phép Kyiv gửi vũ khí tới khu vực miền Trung cũng như miền Đông để chống lại hàng không Nga.

Nhưng Tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra bởi vì đồng nghĩa với việc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, chính sách của NATO là hỗ trợ Ukraine nhưng không muốn gây chiến với Nga.

Nhưng Tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra bởi vì đồng nghĩa với việc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, chính sách của NATO là hỗ trợ Ukraine nhưng không muốn gây chiến với Nga.

"Chính sách của NATO không thay đổi, chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc chiến này. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine, nhưng NATO sẽ không liên quan trực tiếp", Tổng thư ký NATO nói rõ, đề cập đến việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không.

"Chính sách của NATO không thay đổi, chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc chiến này. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine, nhưng NATO sẽ không liên quan trực tiếp", Tổng thư ký NATO nói rõ, đề cập đến việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không.

Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng ông đã đạt được thỏa thuận với chính quyền Ba Lan về việc điều động các hệ thống phòng không của Warsaw để bảo vệ không phận Ukraine tại các khu vực phía Tây.

Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng ông đã đạt được thỏa thuận với chính quyền Ba Lan về việc điều động các hệ thống phòng không của Warsaw để bảo vệ không phận Ukraine tại các khu vực phía Tây.

Theo ông Zelensky, việc hệ thống phòng không Ba Lan đánh chặn tên lửa Nga trên lãnh thổ Ukraine không cấu thành việc liên quan đến cuộc xung đột. Tuy nhiên Warsaw đã yêu cầu Mỹ tham vấn mà không đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Theo ông Zelensky, việc hệ thống phòng không Ba Lan đánh chặn tên lửa Nga trên lãnh thổ Ukraine không cấu thành việc liên quan đến cuộc xung đột. Tuy nhiên Warsaw đã yêu cầu Mỹ tham vấn mà không đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Kết quả là ngay cả tại hội nghị thượng đỉnh NATO, khối quân sự đã nói rằng Ukraine nên độc lập bảo vệ bầu trời của mình bằng cách bắn hạ tên lửa và máy bay Nga, NATO sẽ chỉ giúp trong việc cung cấp các hệ thống phòng không mà thôi.

Kết quả là ngay cả tại hội nghị thượng đỉnh NATO, khối quân sự đã nói rằng Ukraine nên độc lập bảo vệ bầu trời của mình bằng cách bắn hạ tên lửa và máy bay Nga, NATO sẽ chỉ giúp trong việc cung cấp các hệ thống phòng không mà thôi.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nato-cam-ba-lan-ban-ha-ten-lua-nga-tai-mien-tay-ukraine-post583278.antd