NATO đã sao chép một tính năng độc đáo của tiêm kích MiG-29

Tiêm kích MiG-29 được xem là hình mẫu của NATO trong không chiến cự ly ngắn, đến mức phương Tây đã phải học hỏi một tính năng của chiến đấu cơ Nga.

"Tiêm kích MiG-29 của Nga là một máy bay chiến đấu rất đáng gờm, ngay cả khi nó đã có tuổi đời tương đối cao", các chuyên gia quân sự Mỹ đến từ tạp chí Military Watch đánh giá.

"Tiêm kích MiG-29 của Nga là một máy bay chiến đấu rất đáng gờm, ngay cả khi nó đã có tuổi đời tương đối cao", các chuyên gia quân sự Mỹ đến từ tạp chí Military Watch đánh giá.

Tháng 7 năm 2022 đánh dấu 40 năm kể từ khi tiêm kích MiG-29 được đưa vào sử dụng. Theo đánh giá của giới truyền thông, nhiều thập kỷ sau khi chính thức vào biên chế, MiG-29 vẫn tiếp tục là loại máy bay chiến đấu cực kỳ phổ biến và được săn đón.

Tháng 7 năm 2022 đánh dấu 40 năm kể từ khi tiêm kích MiG-29 được đưa vào sử dụng. Theo đánh giá của giới truyền thông, nhiều thập kỷ sau khi chính thức vào biên chế, MiG-29 vẫn tiếp tục là loại máy bay chiến đấu cực kỳ phổ biến và được săn đón.

Các tác giả viết trên ấn phẩm Mỹ: “MiG-29 Fulcrum là chiếc máy bay chiến đấu lâu đời nhất bên ngoài nước Mỹ vẫn đang được sản xuất và tiếp tục phục vụ trong không quân cũng như hải quân của hai chục quốc gia".

Các tác giả viết trên ấn phẩm Mỹ: “MiG-29 Fulcrum là chiếc máy bay chiến đấu lâu đời nhất bên ngoài nước Mỹ vẫn đang được sản xuất và tiếp tục phục vụ trong không quân cũng như hải quân của hai chục quốc gia".

Quá trình phát triển MiG-29 được thực hiện song song với việc chế tạo một loại máy bay chiến đấu khá phổ biến khác của Liên Xô - tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker.

Quá trình phát triển MiG-29 được thực hiện song song với việc chế tạo một loại máy bay chiến đấu khá phổ biến khác của Liên Xô - tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker.

Nếu như Su-27 được coi là một máy bay chiến đấu ưu tú và chủ yếu phục vụ trong quân đội Liên Xô, thì MiG-29 nhận vai trò "tiêm kích cơ đại chúng", sẽ được xuất khẩu rộng rãi sang các nước khác. Nó thường được triển khai gần các tiền tuyến hơn và sản xuất với số lượng lớn.

Nếu như Su-27 được coi là một máy bay chiến đấu ưu tú và chủ yếu phục vụ trong quân đội Liên Xô, thì MiG-29 nhận vai trò "tiêm kích cơ đại chúng", sẽ được xuất khẩu rộng rãi sang các nước khác. Nó thường được triển khai gần các tiền tuyến hơn và sản xuất với số lượng lớn.

Các chuyên gia quân sự của tờ Military Watch cho biết: “Phần lớn các tiêm kích MiG-29 được sản xuất từ những năm 1980, chỉ tính riêng Không quân Liên Xô đã có khoảng 800 chiếc máy bay như vậy".

Các chuyên gia quân sự của tờ Military Watch cho biết: “Phần lớn các tiêm kích MiG-29 được sản xuất từ những năm 1980, chỉ tính riêng Không quân Liên Xô đã có khoảng 800 chiếc máy bay như vậy".

Khách hàng nước ngoài đầu tiên của tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 Fulcrum chính là Không quân Ấn Độ, mặc dù Liên Xô cũng đã xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu này sang các nước thuộc Khối Warszawa cùng với Triều Tiên, Nam Tư, Cuba, Syria, Iran và Iraq.

Khách hàng nước ngoài đầu tiên của tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 Fulcrum chính là Không quân Ấn Độ, mặc dù Liên Xô cũng đã xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu này sang các nước thuộc Khối Warszawa cùng với Triều Tiên, Nam Tư, Cuba, Syria, Iran và Iraq.

Tiêm kích MiG-29 cho thấy lợi thế đáng kể so với những đối thủ đến từ phương Tây là F-16 hay F-18 của Mỹ. Thậm chí ở cự ly ngắn, nó còn vượt trội cả F-15 hạng nặng vốn có uy lực cao hơn.

Tiêm kích MiG-29 cho thấy lợi thế đáng kể so với những đối thủ đến từ phương Tây là F-16 hay F-18 của Mỹ. Thậm chí ở cự ly ngắn, nó còn vượt trội cả F-15 hạng nặng vốn có uy lực cao hơn.

Tác giả bài phân tích trên tờ báo Mỹ Military Watch đưa ra nhận định: “Khả năng cơ động của máy bay chiến đấu MiG-29 tỏ ra vượt trội so với các đối thủ tại thời điểm nó ra đời".

Tác giả bài phân tích trên tờ báo Mỹ Military Watch đưa ra nhận định: “Khả năng cơ động của máy bay chiến đấu MiG-29 tỏ ra vượt trội so với các đối thủ tại thời điểm nó ra đời".

Tại Đông Đức trước đây, các tiêm kích này được sử dụng cùng với tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73 và thiết bị ngắm gắn trên mũ bảo hiểm của phi công, giúp nó có thể bắn trúng mục tiêu ở góc rất cao.

Tại Đông Đức trước đây, các tiêm kích này được sử dụng cùng với tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73 và thiết bị ngắm gắn trên mũ bảo hiểm của phi công, giúp nó có thể bắn trúng mục tiêu ở góc rất cao.

Chức năng như vậy lần đầu tiên xuất hiện trên máy bay do Liên Xô thiết kế, và các nước NATO, trong quá trình theo dõi MiG-29 đã nhanh chóng sao chép và đưa vào các đơn vị chiến đấu của họ một cải tiến độc đáo.

Chức năng như vậy lần đầu tiên xuất hiện trên máy bay do Liên Xô thiết kế, và các nước NATO, trong quá trình theo dõi MiG-29 đã nhanh chóng sao chép và đưa vào các đơn vị chiến đấu của họ một cải tiến độc đáo.

Các nhà báo phương Tây cho biết: “Tiêm kích MiG-29 đã có những thay đổi đáng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc đáp ứng yêu cầu mới từ khách hàng quốc tế đã giúp hiện đại hóa đáng kể loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ này".

Các nhà báo phương Tây cho biết: “Tiêm kích MiG-29 đã có những thay đổi đáng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc đáp ứng yêu cầu mới từ khách hàng quốc tế đã giúp hiện đại hóa đáng kể loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ này".

"Tiêm kích MiG-29 hóa ra thành công đến nỗi việc sản xuất nó hiện vẫn đang tiếp tục. Đây đúng là một chiếc máy bay chiến đấu đáng gờm, có thể đối đầu với bất kỳ chiến đấu cơ thế hệ thứ tư nào khác".

"Tiêm kích MiG-29 hóa ra thành công đến nỗi việc sản xuất nó hiện vẫn đang tiếp tục. Đây đúng là một chiếc máy bay chiến đấu đáng gờm, có thể đối đầu với bất kỳ chiến đấu cơ thế hệ thứ tư nào khác".

Mặc dù vậy, hiện nay phiên bản cao cấp nhất của MiG-29 là MiG-35 lại đang đứng trước nguy cơ trở thành "bom xịt" lớn nhất của Nga khi chưa có bất cứ hợp đồng với số lượng lớn nào cả từ trong và ngoài nước.

Mặc dù vậy, hiện nay phiên bản cao cấp nhất của MiG-29 là MiG-35 lại đang đứng trước nguy cơ trở thành "bom xịt" lớn nhất của Nga khi chưa có bất cứ hợp đồng với số lượng lớn nào cả từ trong và ngoài nước.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nato-da-sao-chep-mot-tinh-nang-doc-dao-cua-tiem-kich-mig-29-post510915.antd