Serbia đã yêu cầu triển khai quân đội tới Kosovo để đối phó với các cuộc đụng độ giữa chính quyền Kosovo và người Serbia ở khu vực phía Bắc nơi họ chiếm đa số.
Serbia đã yêu cầu triển khai quân đội tới Kosovo để đối phó với các cuộc đụng độ giữa chính quyền Kosovo và người Serbia ở khu vực phía Bắc nơi họ chiếm đa số.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Hãng tin Reuters ngày 8/1 dẫn lời Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết, phái bộ của NATO tại Kosovo (KFOR)đã từ chối yêu cầu của Chính phủ Serbia triển khai lên tới 1.000 cảnh sát và nhân viên quân sự tới Kosovo sau các cuộc đụng độ giữa người Serbia và chính quyền Kosovo. Tỉnh Kosovo cũ của Serbia tuyên bố độc lập vào năm 2008 sau cuộc chiến tranh 1998-1999, trong đó NATO ném bom Nam Tư, bao gồm Serbia và Montenegro, để bảo vệ Kosovo có đa số người Albania. "Họ (KFOR) trả lời rằng không cần thiết phải triển khai binh sĩ Serbia trở lại Kosovo, trích dẫn lý do nghị quyết của Liên hợp quốc đã xác địnhnhiệm vụ của họ ở Kosovo", ông Vucic thông báo trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình địa phương. Tháng trước, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh, Serbia đã yêu cầu triển khai quân đội ở Kosovo để đối phó với các cuộc đụng độ giữa chính quyền Kosovo và người Serbia ở khu vực phía Bắc nơi họ chiếm đa số. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lưu ý Serbia có thể được phép, nếu được KFOR chấp thuận, triển khai nhân viên của mình tại các cửa khẩu biên giới, các địa điểm tôn giáo và các khu vực có đa số người Serbia sinh sống. Tổng thống Vucic cũng chỉ trích KFOR vì đã thông báo cho Serbia về quyết định của họ vào đêm trước Lễ Giáng sinh (ngày 24/12), sau khi cảnh sát Kosovo bắt giữ một người lính bị tình nghi bắn và làm bị thương hai thanh niên người Serbia gần thị trấn phía Nam Shterpce. Vào ngày 8/1, vài nghìn người Serbia đã biểu tình ôn hòa ở Shterpce phản đối cái mà họ gọi là "bạo lực chống lại người Serbia".Goran Rakic, người đứng đầu "Danh sách người Serb", đảng chính của người Serbia ở Kosovo, đã cáo buộc nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti tìm cách "đánh đuổi người Serbia". "Mục tiêu của ông Kurti là tạo ra những cái cớ như vậy để người Serbia rời bỏ nhà cửa của họ. Thông điệp của tôi là chúng ta không được đầu hàng", Goran Rakic nói. Các tổ chức quốc tế đã lên án nhữngcuộc tấn công, nguy cơ làm sâu sắc thêm sự ngờ vực giữa người Albania chiếm đa số và khoảng 100.000 người dân tộc Serbia sống ở Kosovo với một nửa trong số họ sống ở phía Bắc và hầu hết từ chối công nhận nền độc lập của Kosovo.