NATO - Ukraina nên nhớ, Nga vẫn còn siêu tiêm kích MiG-31 trong biên chế

MiG-31 là loại máy bay đánh chặn tầm xa hạng nặng của Không quân Nga; dự kiến sẽ tiếp tục phục vụ đến sau những năm 2030. Đây là loại máy bay đánh chặn sẽ khiến NATO và Ukraine, phải luôn 'thót tim' vì tính năng của nó.

Trong Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng không Liên Xô (VPVO) cần một loạt máy bay đánh chặn hạng nặng, để tuần tra biên giới và lãnh thổ rộng lớn của họ, sẵn sàng đánh chặn những mối nguy hiểm trên không từ xa.

Trong Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng không Liên Xô (VPVO) cần một loạt máy bay đánh chặn hạng nặng, để tuần tra biên giới và lãnh thổ rộng lớn của họ, sẵn sàng đánh chặn những mối nguy hiểm trên không từ xa.

Khi đó hầu hết các máy bay chiến đấu “hạng nhẹ” thông thường, như những chiếc MiG đời đầu, đều không thể đáp ứng được nhiệm vụ, vì chúng thiếu tầm hoạt động và tốc độ, để có thể đánh chặn máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ, có khả năng bay qua ngả Bắc Cực, để ném bom xuống lãnh thổ Liên Xô.

Khi đó hầu hết các máy bay chiến đấu “hạng nhẹ” thông thường, như những chiếc MiG đời đầu, đều không thể đáp ứng được nhiệm vụ, vì chúng thiếu tầm hoạt động và tốc độ, để có thể đánh chặn máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ, có khả năng bay qua ngả Bắc Cực, để ném bom xuống lãnh thổ Liên Xô.

Một lớp máy bay chuyên dụng đã được thiết kế cho mục đích này. Đầu tiên là Tupolev Tu-28 và sau đó là Tu-128. Những chiếc máy bay chiến đấu loại này đều là khuôn mẫu cho các máy bay đánh chặn sau này, vì vậy chúng đều có đặc điểm rất lớn, để có tầm hoạt động tốt; tốc độ nhanh và chỉ được trang bị tên lửa.

Một lớp máy bay chuyên dụng đã được thiết kế cho mục đích này. Đầu tiên là Tupolev Tu-28 và sau đó là Tu-128. Những chiếc máy bay chiến đấu loại này đều là khuôn mẫu cho các máy bay đánh chặn sau này, vì vậy chúng đều có đặc điểm rất lớn, để có tầm hoạt động tốt; tốc độ nhanh và chỉ được trang bị tên lửa.

Tuy nhiên thiết kế này đã lạc hậu ngay từ khi đưa vào hoạt động vào những năm 1960, vì những chiếc B-58 Hustler đang được Mỹ phát triển vào thời điểm đó, có tốc độ có thể vượt xa Tu-128. Lúc này, Liên Xô đang phát triển máy bay chiến đấu MiG-25 “Foxbat”, và loại máy bay này có thể sẽ trở thành máy bay đánh chặn cuối cùng của VPVO.

Tuy nhiên thiết kế này đã lạc hậu ngay từ khi đưa vào hoạt động vào những năm 1960, vì những chiếc B-58 Hustler đang được Mỹ phát triển vào thời điểm đó, có tốc độ có thể vượt xa Tu-128. Lúc này, Liên Xô đang phát triển máy bay chiến đấu MiG-25 “Foxbat”, và loại máy bay này có thể sẽ trở thành máy bay đánh chặn cuối cùng của VPVO.

Với tốc độ nhanh và được trang bị tên lửa không đối không R-40 rất lớn, MiG-25 sẵn sàng bảo vệ biên giới Liên Xô trước mọi mối đe dọa. Khung máy bay của nó cũng thích ứng với nhiều vai trò chiến thuật hơn, các phiên bản trinh sát và đánh chặn của MiG-25, cũng được chế tạo cho Không quân Liên Xô (VVS).

Với tốc độ nhanh và được trang bị tên lửa không đối không R-40 rất lớn, MiG-25 sẵn sàng bảo vệ biên giới Liên Xô trước mọi mối đe dọa. Khung máy bay của nó cũng thích ứng với nhiều vai trò chiến thuật hơn, các phiên bản trinh sát và đánh chặn của MiG-25, cũng được chế tạo cho Không quân Liên Xô (VVS).

Tuy nhiên vào tháng 6/1976, phi công Belenko đã lái một chiếc MiG-25 "Foxbat" đáp xuống sân bay Hakodate (Nhật Bản), tạo cho chuyên gia phương Tây cơ hội nghiên cứu trực tiếp chiếc máy bay này, khám phá nhiều bí mật của Liên Xô. Belenko cũng trao cho Mỹ, cuốn sách hướng dẫn sử dụng cho phi công MiG-25.

Tuy nhiên vào tháng 6/1976, phi công Belenko đã lái một chiếc MiG-25 "Foxbat" đáp xuống sân bay Hakodate (Nhật Bản), tạo cho chuyên gia phương Tây cơ hội nghiên cứu trực tiếp chiếc máy bay này, khám phá nhiều bí mật của Liên Xô. Belenko cũng trao cho Mỹ, cuốn sách hướng dẫn sử dụng cho phi công MiG-25.

Trước tình hình như vậy, Liên Xô quyết định phát triển một mẫu máy bay chiến đấu đánh chặn toàn diện hơn, dựa trên mẫu MiG-25, đó chính là MiG-31; đây cũng là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 đầu tiên của Liên Xô.

Trước tình hình như vậy, Liên Xô quyết định phát triển một mẫu máy bay chiến đấu đánh chặn toàn diện hơn, dựa trên mẫu MiG-25, đó chính là MiG-31; đây cũng là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 đầu tiên của Liên Xô.

Buồng lái của MiG-31 có hai cabin, trong đó phi công thứ hai chuyên biệt sử dụng vũ khí, để cho phi công chính tập trung vào việc điều khiển máy bay; đồng thời tăng hiệu suất bay, radar và vũ khí của máy bay.

Buồng lái của MiG-31 có hai cabin, trong đó phi công thứ hai chuyên biệt sử dụng vũ khí, để cho phi công chính tập trung vào việc điều khiển máy bay; đồng thời tăng hiệu suất bay, radar và vũ khí của máy bay.

Các phiên bản MiG-31 đầu tiên, cũng được trang bị một pháo hàng không 30mm, nhưng thiết kế này nhanh chóng bị xóa, khi người ta xác định rằng, các tính năng bổ sung như vậy là không cần thiết, trên một máy bay đánh chặn tầm xa.

Các phiên bản MiG-31 đầu tiên, cũng được trang bị một pháo hàng không 30mm, nhưng thiết kế này nhanh chóng bị xóa, khi người ta xác định rằng, các tính năng bổ sung như vậy là không cần thiết, trên một máy bay đánh chặn tầm xa.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga là quốc gia được thừa kế phần lớn loại chiến đấu cơ này. Hiện nay, MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa tiêu chuẩn của Không quân Nga (Quân chủng phòng không (VPVO) được hợp nhất với quân chủng không quân (VVS) vào những năm 1990) và dự kiến sẽ phục vụ kéo dài đến sau năm 2030.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga là quốc gia được thừa kế phần lớn loại chiến đấu cơ này. Hiện nay, MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa tiêu chuẩn của Không quân Nga (Quân chủng phòng không (VPVO) được hợp nhất với quân chủng không quân (VVS) vào những năm 1990) và dự kiến sẽ phục vụ kéo dài đến sau năm 2030.

Một phiên bản nâng cấp "giữa vòng đời" của MiG-31, hiện đang được tiến hành; phiên bản này có tên MiG-31BSM. Những nâng cấp chủ yếu là tích hợp nhiều vũ khí tấn công mới lên MiG-31 và hiện đại hóa hầu hết các hệ thống. MiG-31 cũng được chọn làm máy bay mang phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Một phiên bản nâng cấp "giữa vòng đời" của MiG-31, hiện đang được tiến hành; phiên bản này có tên MiG-31BSM. Những nâng cấp chủ yếu là tích hợp nhiều vũ khí tấn công mới lên MiG-31 và hiện đại hóa hầu hết các hệ thống. MiG-31 cũng được chọn làm máy bay mang phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Vào tháng 8/2018, các hãng truyền thông của Nga thông báo rằng, công việc thiết kế một mẫu máy bay đánh chặn thuần túy thế hệ tiếp theo đã bắt đầu, nhằm thay thế MiG-31.

Vào tháng 8/2018, các hãng truyền thông của Nga thông báo rằng, công việc thiết kế một mẫu máy bay đánh chặn thuần túy thế hệ tiếp theo đã bắt đầu, nhằm thay thế MiG-31.

Theo quy ước đặt tên cho các dự án máy bay thế hệ tiếp theo khác của Nga, dự án máy bay đánh chặn mới được gọi là PAK DP, hay Tổ hợp hàng không đánh chặn tầm xa tương lai. Tại Triển lãm Hàng không MAKS 2021 đang diễn ra, Công ty chế tạo máy bay MiG đã đưa ra mô hình máy bay chiến đấu mới có tên MiG-41.

Theo quy ước đặt tên cho các dự án máy bay thế hệ tiếp theo khác của Nga, dự án máy bay đánh chặn mới được gọi là PAK DP, hay Tổ hợp hàng không đánh chặn tầm xa tương lai. Tại Triển lãm Hàng không MAKS 2021 đang diễn ra, Công ty chế tạo máy bay MiG đã đưa ra mô hình máy bay chiến đấu mới có tên MiG-41.

Việc Nga tiếp tục phát triển dòng máy bay đánh chặn chuyên dụng, phản ánh tư duy đặc thù của Nga. Bởi vì chiến đấu cơ tàng hình Su-57, hiện có nhiều tính năng, có thể đảm nhiệm vai trò tương tự như MiG-31.

Việc Nga tiếp tục phát triển dòng máy bay đánh chặn chuyên dụng, phản ánh tư duy đặc thù của Nga. Bởi vì chiến đấu cơ tàng hình Su-57, hiện có nhiều tính năng, có thể đảm nhiệm vai trò tương tự như MiG-31.

Su-57 được trang bị radar quét mạng pha điện tử (AESA), có hiệu suất phát hiện mục tiêu rất cao, nó có thể bay tốc siêu âm (duy trì tốc độ bay Mach 1+) mà không cần sử dụng chế độ đốt sau và được trang bị tên lửa không đối không tầm xa.

Su-57 được trang bị radar quét mạng pha điện tử (AESA), có hiệu suất phát hiện mục tiêu rất cao, nó có thể bay tốc siêu âm (duy trì tốc độ bay Mach 1+) mà không cần sử dụng chế độ đốt sau và được trang bị tên lửa không đối không tầm xa.

Mặc dù tầm hoạt động ít hơn MiG-31, nhưng việc tiếp nhiên liệu trên không có thể khắc phục vấn đề này. Vậy khả năng hoạt động của chúng rất giống nhau, tại sao lại cần một loại máy bay riêng? Các máy bay chiến đấu Sukhoi cũng đã từng đảm nhiệm vai trò đánh chặn trước đây, như biến thể Su-27P, rõ ràng là dành cho VPVO.

Mặc dù tầm hoạt động ít hơn MiG-31, nhưng việc tiếp nhiên liệu trên không có thể khắc phục vấn đề này. Vậy khả năng hoạt động của chúng rất giống nhau, tại sao lại cần một loại máy bay riêng? Các máy bay chiến đấu Sukhoi cũng đã từng đảm nhiệm vai trò đánh chặn trước đây, như biến thể Su-27P, rõ ràng là dành cho VPVO.

Có một số lý do, có thể khiến Nga vẫn coi PAK DP là cần thiết. Đầu tiên là PAK DP có thể xây dựng dựa trên tính chất đa nhiệm, của các phiên bản MiG-31 và MiG-25 trước đó. Một máy bay gần với quan niệm ban đầu như F-111, đó là mang được nhiều vũ khí (bao gồm cả loại siêu thanh), trong khi bay rất nhanh.

Có một số lý do, có thể khiến Nga vẫn coi PAK DP là cần thiết. Đầu tiên là PAK DP có thể xây dựng dựa trên tính chất đa nhiệm, của các phiên bản MiG-31 và MiG-25 trước đó. Một máy bay gần với quan niệm ban đầu như F-111, đó là mang được nhiều vũ khí (bao gồm cả loại siêu thanh), trong khi bay rất nhanh.

Một lý do có thể khác, đó là Nga muốn giữ cho công ty MiG tồn tại trong Tập đoàn sản xuất máy bay Thống Nhất (UAC). Vì Sukhoi đã thực hiện phần lớn công việc thiết kế và hiện đang nổi như cồn với hàng loạt máy bay như Su-35, Su-57 và mới nhất là Su-75 Checkmate. Trong khi đó MiG vẫn đang "vật vã" với MiG-35, và hơn lúc nào hết, MiG cần một dự án thế hệ tiếp theo của riêng họ, để thực hiện trong tương lai.

Một lý do có thể khác, đó là Nga muốn giữ cho công ty MiG tồn tại trong Tập đoàn sản xuất máy bay Thống Nhất (UAC). Vì Sukhoi đã thực hiện phần lớn công việc thiết kế và hiện đang nổi như cồn với hàng loạt máy bay như Su-35, Su-57 và mới nhất là Su-75 Checkmate. Trong khi đó MiG vẫn đang "vật vã" với MiG-35, và hơn lúc nào hết, MiG cần một dự án thế hệ tiếp theo của riêng họ, để thực hiện trong tương lai.

Lý do cuối cùng là Không quân Nga có thể muốn chứng minh lực lượng đánh chặn của họ trong tương lai, trước những phát triển của công nghệ máy bay không người lái. Mặc dù Su-57 có tốc độ nhanh, nhưng nó thể hiện một bước lùi về tốc độ so với MiG-31.

Lý do cuối cùng là Không quân Nga có thể muốn chứng minh lực lượng đánh chặn của họ trong tương lai, trước những phát triển của công nghệ máy bay không người lái. Mặc dù Su-57 có tốc độ nhanh, nhưng nó thể hiện một bước lùi về tốc độ so với MiG-31.

Mặc dù đối thủ của MiG-31 là SR-71 Blackbird đã ngừng hoạt động, nhưng các mối đe dọa an ninh với Nga vẫn hiện hữu; Nga vẫn cần MiG-31, đó là một máy bay đánh chặn thực sự, có thể giữ an toàn cho không phận của mình. Còn đối với NATO và Ucraina, việc Nga còn siêu tiêm kích MiG-31 trong biên chế, là còn nỗi lo với lực lượng không quân mỏng manh của họ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mặc dù đối thủ của MiG-31 là SR-71 Blackbird đã ngừng hoạt động, nhưng các mối đe dọa an ninh với Nga vẫn hiện hữu; Nga vẫn cần MiG-31, đó là một máy bay đánh chặn thực sự, có thể giữ an toàn cho không phận của mình. Còn đối với NATO và Ucraina, việc Nga còn siêu tiêm kích MiG-31 trong biên chế, là còn nỗi lo với lực lượng không quân mỏng manh của họ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích MiG-31 của Không quân Vũ trụ Nga trình diễn bài bay ở độ cao vũ trụ. Nguồn: RussianAirforces.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nato-ukraina-nen-nho-nga-van-con-sieu-tiem-kich-mig-31-trong-bien-che-1566915.html