Nấu ăn xong tắt máy hút mùi luôn là sai, làm thêm bước này máy bền, nhà sạch không chút dầu mỡ nào
Nhiều người nghĩ rằng nấu ăn xong, tắt máy hút mùi là cách tốt nhất để tiết kiệm điện.
Máy hút mùi thường xuất hiện trong bất cứ nhà nào. Máy hút mùi giúp hút khói dầu, tránh ám mùi trong nhà bếp. Tuy nhiên, việc sử dụng máy hút mùi sai cách có thể khiến tuổi thọ của máy hút mùi giảm xuống.
Nấu ăn xong, chớ nên tắt máy hút mùi ngay, vì sao vậy?
Chẳng hạn như sau khi nấu ăn xong, nhiều người sẽ tắt máy hút mùi ngay nhưng thực tế đây là một thói quen sai lầm. Tốt nhất bạn nên để máy hút mùi tiếp tục hoạt động khoảng 10 phút nữa để loại bỏ sạch sẽ mùi khói dầu trong không gian bếp.
Trong quá trình này, máy hút mùi sẽ hút hết khói dầu thì các khí độc hại như carbon monoxide, carbon dioxide,… cũng có thể được hấp thụ sạch, trả lại bầu không khí trong lành cho căn nhà.
Ngoài ra trước khi nấu ăn khoảng 10 phút, bạn cũng nên bật máy hút mùi ở mức độ thấp để kiểm soát được mức độ hơi nước và mùi hiệu quả hơn. Trong quá trình nấu, không nhất thiết phải tăng công suất vì không khí vẫn luôn được làm sạch.
Một số lỗi sai khác khi sử dụng máy hút mùi bạn nên tránh
- Khi lắp đặt, khoảng cách giữa máy hút mùi và bếp không hợp lý
Mỗi nhà sản xuất đều có yêu cầu khác nhau về khoảng cách tiêu chuẩn để lắp đặt máy hút mùi, tránh trường hợp bạn lắp đặt quá cao ảnh hưởng tới hiệu quả hút mùi hoặc lắp quá thấp gây khó khăn trong việc nấu nướng. Khoảng cách lý tưởng giữa bếp và bề mặt của máy hút mùi là khoảng70 - 80 cm.
Ngoài ra, khi chọn máy hút mùi bạn cần phải xem xét cả không gian nhà bếp của mình là lớn hay nhỏ, bếp khép kín hay thông với phòng khách để lựa chọn công suất máy phù hợp. Nếu dùng sản phẩm có công suất quá cao cho không gian nhỏ sẽ gây lãng phí, còn ngược lại thì hiệu quả hút mùi không cao.
Khi lắp đặt, cần đảm bảo máy hút mùi được lắp đặt cân bằngvàchắc chắn. Bởi nếu chưa vừa vặn thì máy sẽ không có điểm tựa vững chắc, khi hoạt động cánh quạt có thể kêu to, thân máy rung lắc hoặc va vào thành tường, tủ, khiến máy hoạt động không hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần lựa chọn chính xác đường thoát khói, nên chọn đường đi ngắn và thẳng nhất, ít gấp khúc để cải thiện lưu lượng không khí và tiếng ồn tốt nhất.
- Không thay bộ lọc than hoạt tính
Bộ lọc than hoạt tính trong máy hút mùi rất ít khi được quan tâm. Bạn nên thay bộ lọc than từ 6 - 12 tháng. Sau khoảng thời gian này, bạn nên thay bộ lọc than hoạt tính một lần để đảm bảo lọc sạch không khí và loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Luôn dùng máy ở công suất lớn
Công suất hoạt động càng cao thì năng lượng tiêu hao càng lớn, hóa đơn tiền điện cũng tăng theo. Hơn nữa, việc máy hoạt động với công suất cao trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng tuổi thọ máy.
Tốt hơn hết, bạn nên bật công suất thấp nhất khi bắt đâùnấu ăn, với những món chiên, xào hay có mùi đặc trưng thì tăng dần lên.
- Mở cửa sổ khi bật máy hút mùi
Khi nấu ăn, nhiều người mở toang cửa sổ ra và bật máy hút mùi vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp khói dầu tan nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu mở cửa sổ thì sẽ có sự đối lưu giữa không khí, lúc này khói dầu sẽ bay khắp nơi và bám vào mọi đồ vật khiến việc làm sạch khó khăn hơn rất nhiều.
Thế nhưng nếu tất cả các cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín, một vùng áp suất âm sẽ hình thành trong bếp và máy hút mùi không thể hoạt động bình thường. Tốt nhất là bạn nên đóng cửa bếp, sau đó mở hé cửa sổ một khoảng 10cm để không khí trong bếp được lưu thông, nhờ đó khói dầu sẽ nhanh chóng được loại bỏ bởi máy hút mùi.
- Không vệ sinh máy thường xuyên
Sau một thời gian sử dụng, máy hút mùi sẽ bám một lượng dầu mỡ nhất định vào tấm lưới lọc, khiến hiệu quả hút khói giảm sút. Vì vậy, các gia đình cần phải vệ sinh máy hút mùi thường xuyên để tránh vết bẩn bám trong thời gian lâu, khó làm sạch cũng như đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả.