Nét đẹp văn hóa trong lễ hội đua thuyền truyền thống ở Vĩnh Lộc

Hòa chung không khí tưng bừng kỷ niệm Quốc khánh 2/9, người dân thôn Thọ Vực, xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, con em xa quê và du khách.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia lễ hội đua thuyền.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia lễ hội đua thuyền.

100% tuyển thủ tham gia đua thuyền mặc áo phao và cài khóa an toàn trước khi lên thuyền để đảm bảo an toàn tuyệt đối

100% tuyển thủ tham gia đua thuyền mặc áo phao và cài khóa an toàn trước khi lên thuyền để đảm bảo an toàn tuyệt đối

15h ngày 2/9/2024, lễ hội đua thuyền truyền thống thôn Thọ Vực, xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc đã chính thức khai mạc. Lễ hội diễn ra với sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người dân địa phương, con em sinh sống xa quê và du khách.

Các đội tham gia lễ hội.

Các đội tham gia lễ hội.

Giải đua thuyền năm nay có sự tham gia của 44 tuyển thủ nam và 28 tuyển thủ nữ của 11 xóm trong thôn cùng tranh tài ở cự ly 3.000m. Những vận động viên là những nam thanh, nữ tú, những nông dân khỏe mạnh, xứng đáng là những người con vùng sông Mã anh hùng.

Để lễ hội đua thuyền truyền thống diễn ra thành công tốt đẹp, Ban tổ chức đã chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện về số lượng, chất lượng vận động viên, phương tiện đua trước khi bước vào tranh tài.

Đông đảo người dân cổ vũ cho các đội thi.

Đông đảo người dân cổ vũ cho các đội thi.

Trong tiếng hò reo cổ vũ nhiệt tình của người dân, con em địa phương và du khách, các đội đua ra sức tranh tài tạo nên một bầu không khí náo nhiệt.

Người dân mặc áo cờ đỏ sao vàng cổ vũ các đội tham gia lễ hội đua thuyền.

Người dân mặc áo cờ đỏ sao vàng cổ vũ các đội tham gia lễ hội đua thuyền.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông Mã của thôn Thọ Vực, xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc có từ lâu đời. Lễ hội được tổ chức nhằm cổ vũ, động viên người dân địa phương luyện tập thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, đồng thời làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương.

Theo dòng chảy của thời gian, lễ hội được cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân địa phương giữ gìn, phát huy, trở thành một món ăn tinh thần không thể nào thiếu trong dịp Tết Độc lập.

Thúy Hằng (CTV)

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/net-dep-van-hoa-trong-le-hoi-dua-thuyen-truyen-thong-o-vinh-loc-223731.htm